Các nhà chức trách Trung Quốc cho biết, những ứng dụng như Telegram hoặc WhatsApp nằm trong “'vùng xám' của giám sát pháp lý” vì chúng có “khả năng xóa nội dung ngay sau khi đọc, điều này tạo điều kiện cho việc tiêu hủy bằng chứng tội phạm” - theo một tuyên bố của cảnh sát – Telegraph cho biết.
Chính quyền hướng dẫn các bậc cha mẹ đưa con cái của mình đến đồn cảnh sát gần nhất nếu phát hiện ra bất kỳ ứng dụng nhắn tin nào “để tìm hiểu xem con cái họ có phạm tội hay không”, truyền thông nhà nước cho biết.
Xem thêm: WhatsApp bị chặn tại Trung Quốc
Telegram và các ứng dụng nhắn tin tương tự khác được cho là công cụ giúp một số người tổ chức các cuộc biểu tình vào mùa thu năm ngoái – còn gọi là các cuộc biểu tình “sách trắng”.
Những người biểu tình giơ những tờ giấy trắng để bày tỏ sự thất vọng của họ đối với các quy định chống dịch Covid-19 nghiêm ngặt ở Trung Quốc. Đây là cuộc biểu tình lớn nhất kể từ cuộc biểu tình được tổ chức tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.
Telegram cũng được những người biểu tình ở Hồng Kông sử dụng vào năm 2019 khi các cuộc biểu tình rầm rộ kéo dài nhiều tháng diễn ra. Năm sau đó, Bắc Kinh áp đặt luật an ninh quốc gia sâu rộng nhằm ngăn chặn các "con đường" dẫn đến bất đồng chính kiến và tự do ngôn luận, hình sự hóa bất cứ điều gì bị coi là ly khai, lật đổ, thông đồng với nước ngoài và khủng bố. Nhiều nền tảng mạng xã hội và ứng dụng nhắn tin nước ngoài, chẳng hạn như Facebook, Google và WhatsApp, bị chặn ở Trung Quốc bởi các cơ quan kiểm duyệt của chính phủ. Tuy nhiên, vẫn có người vượt qua “Vạn lý tường lửa” để sử dụng các ứng dụng trên. |