Vì sao Ấn Độ chưa thật sự gắn kết với Tổ chức Hợp tác Thượng Hải?

VOH - Theo các hãng tin, Ấn Độ đang cân nhắc lại về vai trò của mình trong Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO).

Động thái diễn ra khi khuynh hướng đối trọng phương Tây của nhóm SCO ngày càng khác biệt mong muốn hợp tác với phương Tây, trong chính sách đối ngoại của Thủ tướng Narendra Modi.

Shanghai-Cooperation-Organization
Các thành viên SCO - Ảnh: Hindu Express

Có lẽ quan điểm của New Delhi, lần đầu xuất hiện vào năm ngoái khi với tư cách chủ nhà, Thủ tướng Modi đã chọn họp trực tuyến thay vì trực tiếp. Cuộc họp năm nay sắp được tổ chức tại thủ đô Astana của Kazakhstan, Thủ tướng Modi dự kiến sẽ vắng mặt.

Phản ứng của Ấn Độ một phần xuất phát từ thực tế, là Trung Quốc ngày càng muốn kiểm soát SCO. Trên thực tế, ngoại trừ Ấn Độ, các thành viên khác của SCO đều đã tham gia sáng kiến “Vành đai và Con đường”. Ấn Độ là quốc gia có hệ thống chính trị gần với phương tây, trong số thành viên SCO.

SCO thành lập tại Thượng Hải năm 2001, gồm Trung Quốc, Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan. Sau đó, Trung Quốc dẫn đầu quá trình phát triển và mở rộng nhóm, đồng thời kêu gọi các thành viên duy trì giá trị chung gọi là “Tinh thần Thượng Hải”.

Trung Quốc đã cản Ấn Độ gia nhập nhóm các nhà cung cấp nguyên liệu hạt nhân gồm 48 thành viên. Trung Quốc cũng chờ để Ấn Độ và Pakistan cùng vào SCO 1 lúc năm 2017.

Liên minh chiến lược Trung Quốc - Pakistan chỉ là một ví dụ về khác biệt trong SCO. Đây là điều cản trở tổ chức phát triển thành một khối gắn kết như G7.

Trong bối cảnh này, câu hỏi tại sao Ấn Độ lại đồng ý gia nhập SCO?

Lời giải thích được đưa ra, có thể liên quan đến xu hướng phòng ngừa rủi ro. Trong bối cảnh đấu tranh địa chính trị ngày càng gay gắt, New Delhi không muốn liên kết chặt chẽ với bất kỳ khối quyền lực nào. Gia nhập SCO giúp Ấn Độ hợp tác tốt hơn với nhiều nước Trung Á trong các vấn đề như Hồi giáo cực đoan, tội phạm và buôn người. Ngoài ra, có thể tận dụng mối quan hệ tốt với Nga, để điều phối quan hệ thường xuyên trắc trở với Trung Quốc.

Theo cách này, Ấn Độ tự tin với tư cách thành viên SCO, có thể giúp họ cân bằng các mối quan hệ quốc tế, thể hiện bản sắc là quốc gia đang phát triển, dẫu xu thế hợp tác với phương Tây vẫn là chủ đạo. SCO cũng có thể là diễn đàn đa phương duy nhất làm cầu nối liên kết Ấn Độ với Trung Á.

Tuy nhiên, 7 năm sau khi gia nhập, rõ ràng SCO đang giảm giá trị trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ.

Sự tham gia của Ấn Độ - nền kinh tế phát triển nhanh bậc nhất thế giới, giúp mang lại hình ảnh hợp tác quốc tế mới cho SCO, nếu không thì tổ chức này có thể vẻ bị coi đối trọng phương Tây, đặc biệt sau khi Iran gia nhập năm 2023.

Với Trung Quốc và Nga, SCO là biểu tượng cho sự hợp tác song phương ngày càng sâu sắc, bao gồm cả tập trận chung với thành viên khác trong nhóm. Ví dụ với Iran tại vịnh Oman tháng 3/2024.

Trên thực tế, Trung Quốc và Nga coi SCO là liên minh Á-Âu đối trọng lại sự thống trị của phương Tây.

Sự hiện diện của Ấn Độ trong SCO, không chỉ làm suy yếu khái niệm căng thẳng toàn cầu là cuộc đối đầu giữa khối phương tây và SCO.

Nhưng đổi lại, New Delhi nhận lại gì? Thực tế Ấn Độ không đạt được nhiều lợi ích hữu hình. Trong trường hợp khả dĩ, SCO chỉ có giá trị tượng trưng đối với Ấn Độ, thông qua việc nhấn mạnh tính độc lập của chính sách đối ngoại, và cam kết đối với chủ nghĩa đa phương.

Trước sự chia rẽ toàn cầu mới giữa phương Tây và trục chiến lược Nga-Trung, Ấn Độ muốn đóng vai trò cầu nối. Nhưng Ấn Độ, Nga và Trung Quốc cũng là thành viên của khối BRICS, được thành lập năm 2009, vì vậy New Delhi không cần phải tham gia SCO để đóng vai trò này.

SCO ban đầu được thành lập như một khối an ninh khu vực, nhưng dần đối trọng phương Tây hơn từ khi cuộc chiến Ukraine nổ ra, nên có vẻ không còn phù hợp với mối quan hệ chặt chẽ của Ấn Độ với phương Tây, cũng như sự ủng hộ của Ấn Độ về khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do - cởi mở - dân chủ. Đáng chú ý, Trung Quốc và Nga bác bỏ thuật ngữ "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương", khẳng định khu vực này vẫn được gọi là châu Á - Thái Bình Dương.

Trên thực tế, việc Trung Quốc ủng hộ “Tinh thần Thượng Hải”, nghĩa là tin tưởng lẫn nhau, vì lợi ích chung, bình đẳng và tham vấn, có vẻ chưa thông với Ấn Độ. New Delhi thường xuyên tố cáo sự xâm nhập bí mật của lính biên phòng Trung Quốc tại khu vực biên giới, gây ra căng thẳng và xung đột quân sự trong suốt 5 năm qua.

Có thể đó là những lý do Thủ tướng Modi quyết định không tham dự hội nghị thượng đỉnh SCO ở Astana. Lời giải thích được đưa ra, là ông bận rộn với các thủ tục ở quốc hội khi chính phủ mới hình thành. Tuy nhiên trước đây, Thủ tướng Modi từng công du nước ngoài ngay cả khi quốc hội đang họp bàn thảo nhiều vấn đề quan trọng.

Ấn Độ có vẻ không còn phù hợp với 1 nhóm, mà mục đích của 2 bên khác nhau. Ngay cả khi duy trì cách tiếp cận độc lập với nhiều vấn đề quốc tế, Thủ tướng Modi vẫn được xem là ưu tiên hợp tác với phương Tây hơn.

Ấn Độ đã phê chuẩn 4 thỏa thuận quốc phòng nền tảng, chỉ dành cho đối tác thân cận của Hoa Kỳ. Dưới thời Thủ tướng Modi, Ấn Độ gắn kết chặt chẽ hơn với “Bộ tứ Kim Cương” gồm nước này với Hoa Kỳ, Úc và Nhật Bản. Ấn Độ thường xuyên tham gia cuộc tập trận Malabar hàng năm.

Việc Thủ tướng Modi không tham dự hội nghị thượng đỉnh SCO ở Astana, chưa nói lên Ấn Độ muốn rời khỏi tổ chức. Tuy nhiên khả năng cao, nó cho thấy đối với cường quốc Nam Á, SCO đang ngày càng có nhiều khác biệt, về đối ngoại lẫn triết lý hoạt động.