Năm ngoái, virus Zika do muỗi Aedes aegypti đã được phát hiện ở hơn 50 quốc gia và gây ra hàng ngàn ca trẻ sơ sinh mắc dị tật đầu nhỏ. Ảnh Theguardian.
WHO cho biết không nên đánh giá thấp nguy cơ lây lan của Zika, nhất là ở đảo Madeira và bờ Biển Đen của Nga và Georgia, nơi mà muỗi Aedes aegypti có thể truyền virus Zika sang các loài muỗi bản địa.
18 quốc gia khác tại châu Phi, nơi sinh sống của loài muỗi Aedes albopictus, tương tự muỗi truyền nhiễm Zika được xem là có nguy cơ bùng phát cao.
Pháp nằm ở mức trung bình với nguy cơ Zika. Có tỉ lệ bùng phát mức thấp là ở các nước: Ý, Malta, Croatia, Israel, Tây Ban Nha, Monaco, San Marino, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Thụy Sĩ, Bulgaria, Romania, Slovenia, Georgia, Albania, Bosnia, Herzegovina, Montenegro và Anh.
"Các bằng chứng mới công bố cho chúng ta biết rằng tồn tại một nguy cơ lây lan virus Zika tại châu Âu. Với đánh giá này, WHO muốn thông báo mỗi quốc gia châu Âu chuẩn bị đối phó, đặc biệt những nước có nguy cơ cao hãy ưu tiên hành động ngăn chặn sự bùng phát Zika”, Tiến sĩ Zsuzsanna Jakab, Giám đốc WHO khu vực châu Âu nói.
Các quốc gia có nguy cơ cao hoặc trung bình đang được kêu gọi có biện pháp mạnh mẽ hơn để ngăn chặn sự sinh sản của muỗi, bao gồm việc khuyến khích cộng đồng phát quang, nơi ở sạch sẽ để muỗi không còn nơi sinh sản.
Nhân viên y tế cần được đào tạo kiến thức để phát hiện báo cáo và trường hợp nhiễm Zika trong vòng 24 giờ. Phụ nữ mang thai nên tự cảnh giác với zika, kể cả qua đường tình dục.