Olympic 2016: Trang bị kỹ thuật tận răng, các nước giàu có cạnh tranh công bằng?

(VOH) - Luyện tập, chiến thuật và sự bền bỉ giờ đây không còn là những yếu tố duy nhất đưa các vận động viên lên đài vinh quang khi mà công nghệ đã đóng một phần quan trọng trong cuộc đua tới huy chương.

 

Tương lai là thi công nghệ ?

 

Không chỉ nghiên cứu thông tin trước trận đấu mà thậm chí ngay trong lúc thi đấu, các vận động viên cũng được trang bị tối tân y như trong phim khoa học viễn tưởng hay phim điệp viên.

 

Một thí dụ nhỏ là vận động viên chèo thuyền người Đức Philipp Buhl sẽ tận dụng tối đa thông tin về dòng nước và sức chảy để có thể vượt lên đối thủ lúc thi đấu ở vịnh Guanabara. Công nghệ phân tích thông tin đã phát triển vượt bậc từ Olympics 2012, hầu như môn thể thao nào cũng có những ứng dụng tương ứng và được dự đoán là sẽ góp phần quan trọng trong việc tạo lập những kỷ lục thế giới mới.

 

Các vận động viên đấm bốc tuyển Vương quốc Anh (UK) có một trợ thủ đắc lực là ‘iBoxer’, một phần mềm được phát triển ở Đại học Sheffield Hallam. Công cụ này là một hệ thống nghiên cứu thông tin chiến thuật của đối thủ để có thể tung ra đòn chính xác.
 

Đội Úc cũng không kém cạnh. Cơ quan thể thao nước này cung cấp thông tin của khoảng 2.000 vận động viên để các huấn luyện viên có thể đưa ra bài học chuẩn hơn nhờ vậy giảm thiểu chấn thương.
 

Phần tối tân ở công nghệ này không chỉ là cơ sở dữ liệu, phân tích thông minh mà còn trong nhiều trường hợp còn là thiết bị đeo/mặc trên người lúc thi đấu.
 

Công cụ thi đấu cũng trở thành những cỗ máy và các vận động viên không còn phải lo lắng gì về khía cạnh cơ khí nữa. Chẳng hạn như các bộ phận trong xe đạp đã được nâng cấp hiệu quả đến 99%.

 


 

Ảnh: www.teamusa.org

 

Tuyển xe đạp Mỹ khi thi đấu ngoài việc nhìn ngầu như phim thì các trang bị đi kèm cũng mang tính điện ảnh không kém. Kính họ đeo đồng thời cũng là bộ cảm biến đo đạc tốc độ và sức mạnh, được kết nối không dây với mạng đám mây IBM. Các vận động viên có thể đạp hết sức lực cùng lúc với việc thu nhận thông tin mà không cần rời mắt khỏi đường đua.

 

Ảnh: BBC

Chiến thuật tăng giảm tốc độ để tối ưu hóa chiến thắng giờ đã dễ dàng hơn một bước khi các vận động viên tự tin là họ nắm đủ mọi thông tin và đằng sau họ là cả một hệ thống tối tân.


Tuyển đua thuyền Đức giờ đã nắm trong tay công nghệ nghiên cứu dòng chảy và sức gió và đương nhiên những thông tin này được chuyển tới vận động viên cùng thời điểm thi đấu. Công cụ này đặc biệt thành công khi vịnh Guanabara có sóng và các chuyển động chu kỳ có thể được vận dụng vào trong chiến thuật để khiến thuyền đi nhanh hơn.

 


 

Ảnh: BBC

Cao và xa hơn


Không chỉ các vận động viên Olympic được hưởng lợi mà Paralympic cũng sẽ có mặt của các công nghệ tối tân.
 

 

Ảnh: BBC
 

Hệ thống BAE của tuyển UK cho phép xe lăn tăng tốc 20% so với bình thường.
Một thiết kế từ Mỹ cho nhà vô địch Đức Denis Schindler là một bước tiến công nghệ in 3D để chân giả nhẹ hơn và chuyển động nhịp nhàng hơn.

 

Vậy có công bằng?

 

Các nước giàu hiện đang có ưu thế về công nghệ và liệu điều này có thật sự công bằng trong giải đấu toàn cầu luôn đề cao tinh thần thể thao?

Giải pháp hiện giờ là quyết định phụ thuộc vào Ủy ban chuyên trách từng môn sẽ quyết định trang bị công nghệ như thế nào là vừa đủ.