Sau 13 năm vắng bóng bộ môn lặn trở lại trong hệ thống thi đấu chính thức của SEA Games và ngay ngày đầu khởi tranh đã đạt được những thành tích xuất sắc.
Trong ngày thi đấu đầu tiên, các VĐV tham dự tranh tài ở các nội dung: 100m vòi hơi chân vịt đơn nam, 100m vòi hơi chân vịt đơn nữ, 100m chân vịt đôi nam, 100m chân vịt đôi nữ, 1.500m vòi hơi chân vịt đơn nam, 4x200m vòi hơi chân vịt nam.
Và các VĐV Việt Nam đã thi đấu xuất sắc có tới 3 VĐV phá kỷ lục SEA Games khi thi đấu vòng loại. Cụ thể, Vũ Thị Duyên phá kỷ lục SEA Games ở nội dung vòi hơi chân vịt đôi đơn nữ với thành tích 50 giây 41. Nguyễn Thị Hằng phá kỷ lục nội dung lặn 100m vòi hơi chân vịt nữ khi đạt thành tích 42 giây 83 ở lượt bơi vòng loại thứ nhất. Sau đó, Phạm Thị Thu phá kỷ lục của Nguyễn Thị Hằng khi đạt thành tích 40 giây 61 ở lượt bơi vòng loại thứ hai.
HLV tuyển Lặn Việt Nam Quốc Bình chia sẻ lực lượng tuyển đang có đều là những cái tên giàu kinh nghiệm, đã thi đấu nhiều giải lớn nên điều này không ảnh hưởng quá nhiều.
Tại SEA Games 31, đội tuyển Lặn Việt Nam kỳ vọng vào những tuyển thủ đang có phong độ cao như: Nguyễn Thành Lộc, Phan Đức Toàn, Phạm Thị Thu hay Nguyễn Thị Hằng... Trong đó, tuyển thủ Nguyễn Thành Lộc nằm trong nhóm vận động viên chủ chốt được kỳ vọng giành Vàng cho tuyển lặn Việt Nam. Bộ môn Lặn diễn ra trong hai ngày (21- 22/5) tại Cung thể thao dưới nước Mỹ Đình (Hà Nội), tổng cộng sẽ có tất cả 13 bộ huy chương được trao tương ứng với 13 nội dung thi đấu khác nhau. Chỉ tiêu của đội tuyển Lặn Việt Nam là giành từ 6-8 HCV. Đây là con số khá khiêm tốn nhưng được cho rằng phù hợp với thời điểm hiện tại khi ở khu vực Đông Nam Á, ngoài Thái Lan và Philippines, Indonesia đang nổi lên với nhiều VĐV tài năng, có chỉ số ngang ngửa với các tuyển thủ hàng đầu Việt Nam ở một số nội dung thi đấu.
13 năm trước, lần đầu xuất hiện tại Đại hội thể thao Đông Nam Á ở kỳ SEA Games lần thứ 22 vào năm 2003 được tổ chức tại Việt Nam, các kình ngư nước chủ nhà đã xuất sắc giành đến 13 huy chương Vàng trong tổng số 16 bộ huy chương.