Sẽ không bố trí vốn cho các dự án đầu tư công chưa được chấp thuận chủ trương đầu tư
UBND TP. HCM vừa ban hành chỉ thị yêu cầu các cơ quan, đơn vị được giao làm chủ đầu tư dự án quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm các quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các Nghị định có liên quan.
Theo đó, UBND TP. HCM yêu cầu các đơn vị cần phải lập danh mục dự án trọng điểm; phân công lãnh đạo chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ, đôn đốc, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho từng dự án. Kết quả giải ngân của từng dự án được phân công theo dõi là một trong những căn cứ để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ năm 2020.
Các cơ quan, đơn vị cần phân nhóm các dự án gặp vướng mắc để kịp thời tháo gỡ; lập hồ sơ, thanh toán ngay với Kho bạc Nhà nước TP. HCM khi có khối lượng nghiệm thu, không để dồn thanh toán vào cuối quý hoặc cuối năm; không yêu cầu nhà thầu ứng trước vốn thực hiện khi chương trình, dự án chưa được quyết định chủ trương đầu tư, chưa được quyết định đầu tư hoặc chưa được bố trí kế hoạch vốn, gây nợ đọng xây dựng cơ bản; phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn Trung ương của từng dự án đạt ít nhất từ 90% trở lên. Các cơ quan, đơn vị sẽ chịu trách nhiệm nếu có tỷ lệ giải ngân kế hoạch trong 3 tháng liên tiếp thấp hơn so với mức giải ngân trung bình của cả nước.
Thời điểm cận Tết, nhà đất khu Đông vẫn “rục rịch” ra hàng
Năm 2019 thị trường bất động sản gặp vô vàn khó khăn, tình trạng khan hiếm nguồn cung tại TP. HCM khiến cho sản phẩm bất động sản ở tất cả các phân khúc không đáp ứng đủ nhu cầu. Tình trạng khan hiếm này vẫn kéo dài cho đến thời điểm bước qua tháng 1/2020 dương lịch. Trong bối cảnh đó, khu Đông lại tiếp tục trở thành tâm điểm nhờ những giá trị riêng, kết nối giao thông phát triển, không khí mát mẻ do có nhiều sông, rạch bao quanh…
Sự phát triển không ngừng nghỉ của hạ tầng giao thông trong suốt 5 năm qua đẩy khu Đông trở thành nơi an cư lý tưởng và nơi khu trú của dòng tiền đến từ những nhà đầu tư có tầm nhìn dài hạn. Đó là lý do vì sao bất chấp một năm khá trầm lắng của thị trường bất động sản thì khu Đông TP. HCM vẫn luôn là “điểm sáng”.
Ngoài ra, Khu Đông cũng là khu vực duy nhất còn nguồn cung sản phẩm bất động sản, xuất hiện đúng thời điểm để “giải cơn khát” thị trường.
Bất động sản 2020: Doanh nghiệp cần linh hoạt để điều chỉnh chiến lược
So với năm 2018, thị trường bất động sản năm 2019 không có nhiều dấu hiệu bứt phá. Tình hình này được các chuyên gia kinh tế đánh giá sẽ tiếp diễn sang năm 2020 và tạo nhiều thách thức cho tất cả các chủ thể tham gia. Do đó, nhà đầu tư cũng như doanh nghiệp bất động sản cần phải linh hoạt điều chỉnh chiến lược phù hợp.
Tại sự kiện “Báo cáo thị trường Bất động sản Nhà ở TP.HCM năm 2019” diễn ra sáng ngày 08/01, DKRA Vietnam chỉ ra trong năm 2019, thị trường bất động sản chứng kiến sự sụt giảm nguồn cung và sức cầu của hầu hết các phân khúc, ngoại trừ bất động sản nghỉ dưỡng. Mặt bằng giá có nhiều biến động, đặc biệt giá sơ cấp từ chủ đầu tư thể hiện đà tăng mạnh.
Ghi nhận trong năm 2019 có 14 dự án đất nền mới đáng chú ý ra mắt thị trường, cung cấp khoảng 1,704 nền, bằng 46% so với nguồn cung mới của năm 2018. Đây cũng là năm thứ 2 nguồn cung mới sụt giảm và là mức thấp nhất kể từ năm 2016. Tỷ lệ tiêu thụ nguồn cung mới đạt 95%, bằng 49% so với năm 2019, thông số này cũng phần nào là hệ quả của việc nguồn cung thu hẹp.
Ông Nguyễn Hoàng - Giám đốc bộ phận R&D (Nghiên cứu và Phát triển) của DKRA - cho biết các dự án đất nền mới đa phần tập trung ở khu vực vùng ven như Củ Chi, quận 9, Bình Chánh, Nhà Bè,… Giá giao dịch thứ cấp trong năm 2019 tăng trung bình khoảng 5-7%, chủ yếu ở giai đoạn đầu năm.
Sang năm 2020, đất nền được dự báo tiếp tục khan hiếm do không có nhiều dự án mở bán đất. Tuy vậy, đây vẫn là kênh lựa chọn đầu tư tiềm năng.
Với phân khúc căn hộ, khu phía đông Tp.HCM tiếp tục dẫn đầu về nguồn cung mới. Căn hộ hàng B chiếm tỷ trọng lớn nhất trong khi căn hộ hạng C vẫn khan hiếm. Mức giá sơ cấp từ chủ đầu tư tiếp tục tăng mạnh trong năm 2019, trung bình 15-20% so với mặt bằng giá trong khu vực.
Năm 2020, nguồn cung phân khúc căn hộ có thể sẽ duy trì tương đương với năm 2019, dao động khoảng 25,000 căn, tập trung ở các dự án có quy mô lớn.
Các chuyên gia cho rằng nguồn cung mới biệt thự biển và condotel có thể sẽ giảm so với năm 2019, các dự án đa phần tập trung ở Bình Thuận, Khánh Hòa, Phú Quốc và Bà Rịa - Vũng Tàu. Sức cầu chung tiếp tục xu hướng đi lùi từ cuối năm 2019 và vẫn chưa có dấu hiệu tịch cực để thay đổi đột biến.
Tựu trung lại, tình hình thị trường bất động sản năm 2020 sẽ có nhiều điểm tương đồng với năm 2019 khi nguồn cung mới không có sự đột biến. Việc thiếu nghiêm túc khi tuân thủ pháp luật của một số chủ đầu tư, đơn vị môi giới tiềm ẩn rủi ro và tác động tiêu cực đến tâm lý khách hàng. Đây là thách thức rất lớn trong năm 2020.
Trong khi đó, Tiến sĩ Đinh Thế Hiển - Chuyên gia kinh tế - chỉ ra rằng thị trường bất động sản thường tăng trưởng mạnh bởi 2 yếu tố chính: Tín dụng đối với bất động sản tăng và nguồn vốn đầu tư hạ tầng dồi dào. Tuy nhiên, cả 2 yếu tố này đều đang diễn biến không như mong đợi của giới đầu tư. Nguồn tín dụng bất động sản bị thu hẹp dần, trong khi năm 2020 được đánh giá chưa phải là năm giải ngân thực sự cho các dự án hạ tầng kỹ thuật lớn nhất.
Ông Nguyễn Lâm - Tổng Giám đốc DKRA Vietnam - cũng chia sẻ rằng để vượt qua các thách thức trong năm 2020, tất cả chủ đầu tư, nhà phát triển dự án, đơn vị môi giới, khách hàng, nhà đầu tư đều phải linh hoạt và điều chỉnh chiến lược thích hợp. Đồng thời cần không ngừng hoàn thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tăng cường minh bạch hóa thông tin dưới dự quản lý và hỗ trợ của Nhà nước.
Một điểm khác, việc ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực bất động sản (Proptech) là công cụ hỗ trợ đắc lực cho tất cả hoạt động của thị trường như đầu tư, phát triển dự án, tiếp thị,… Ông Nguyễn Lâm đánh giá đây sẽ là xu hướng nổi bật trong năm 2020 và những năm tiếp theo giúp minh bạch hóa thị trường.
TP.HCM: Lượng căn hộ giao dịch sụt giảm tới 25%
Mặc dù lượng căn hộ giao dịch sụt giảm 25%, đạt 37.000 căn nhưng tỷ lệ hấp thụ vẫn đạt 88% trong năm 2019.
Theo báo cáo Tình hình thị trường bất động sản TP.HCM 2019, tầm nhìn 2020 của Savills Việt Nam, các chủ đầu tư bất động sản trên địa bàn chỉ ra hàng được 35.000 căn hộ mới ở phân khúc sơ cấp, giảm 10% so với năm 2018.
Cụ thể, trong quý IV/2019 số lượng căn hộ mới mở bán chiếm 21% với hơn 7.300 căn từ 12 dự án mới và 8 dự án giai đoạn tiếp theo của dự án hiện tại.
Như vậy, nguồn cung căn hộ mới sơ cấp hạn chế khiến tổng nguồn cung sơ cấp (căn hộ mới sơ cấp và còn tồn sơ cấp) năm 2019 giảm 25% theo năm xuống 42.000 căn.
Về giao dịch căn hộ, năm 2019 cũng chứng kiến sự sụt giảm tới 25% so với năm 2018, đạt 37.000 căn. Riêng trong quý IV/2019, lượng giao dịch đạt hơn 6.100 căn, chiếm 17% tổng giao dịch cả năm.
Với lượng căn hộ hấp thụ tới 37.000 căn, chiếm tỷ lệ 88% trên tổng nguồn cung sơ cấp, theo Savills Việt Nam đây là tỷ lệ hấp thụ cao nhất trong vòng 5 năm qua, tăng 1 điểm phần trăm so với mức 87% của năm 2018.
Căn hộ hạng C (giá dưới 40 triệu đồng/m2) tiếp tục đứng đầu về tỷ lệ hấp thụ, chiếm 68% tổng giao dịch (25.160 căn) và đạt tỷ lệ hấp thụ 90% trong cả năm 2019.
Đến năm 2022, hơn 154.000 căn hộ từ 108 dự án sẽ mở bán; trong đó, hơn 57.000 căn sẽ gia nhập trong năm 2020.
Savills Việt Nam dự báo sẽ có khoảng 15.200 căn/nền tung ra thị trường đến năm 2022. Khu vực quận 9 và quận 2 dự kiến sẽ chiếm 51% nguồn cung.
CBRE: giá chung cư Hà Nội có nơi tăng đến 70%
Công ty nghiên cứu thị trường CBRE Việt Nam vừa công bố tiêu điểm thị trường bất động sản 2019 và triển vọng 2020, cho biết giá chung cư đã tăng đáng kể thời gian vừa qua, thậm chí có nơi đã tăng 70% sau bốn năm.
Theo CBRE, trong năm 2019, thị trường chung cư để bán ở Hà Nội có khoảng 36.000 căn mở bán mới. Trong giai đoạn 2015 – 2019, trung bình mỗi năm thị trường Hà Nội ghi nhận khoảng 35.000 căn mở bán mới, cao gấp đôi con số trung bình trong giai đoạn 2010 – 2014 là 14.800 căn.
CBRE cho biết điểm nổi bật trong năm 2019 là sự chiếm lĩnh của các sản phẩm đến từ các khu đô thị, khu đại đô thị như Vinhomes Ocean Park, Vinhomes Smart City hay Park City. Nguồn cung từ các khu đô thị chiếm trên 50% tổng nguồn cung mới.
Theo đơn vị này, các dự án từ các khu đô thị hoàn chỉnh góp phần thiết lập ngưỡng giá mới ở một số khu vực như Gia Lâm, Long Biên hay Hà Đông. Nếu như năm 2015, giá chung cư ở Long Biên trung bình đạt 1.070 USD/m2, đến năm 2019, con số này đã lên đến 1.810 USD/m2, tức tăng khoảng 70%.
Ở khu vực Gia Lâm, năm 2015 gần như không có dự án chung cư nào. Đến năm 2019, mức giá đã xác lập ở mức 1.500 USD/m2. Khu vực Hà Đông, mức giá tăng ổn định hơn, từ khoảng 1.400 USD/m2 năm 2015 đến 1.600-1.700 USD/m2 năm 2019.
Xét chung toàn thị trường, giá bán trung bình tại thời điểm quý 4 được ghi nhận ở mức 1.370 USD/m2, tăng 5% theo năm. Giá bán sơ cấp ghi nhận tăng tăng ở tất cả các phân khúc.
Trong năm 2020, CBRE dự đoán các sản phẩm trung cấp sẽ tiếp tục thống lĩnh thị trường với các sản phẩm mới từ các khu đô thị. Cùng với đó sẽ có nhiều sản phẩm thuộc phân khúc cao cấp và hạng sang trong năm nay. Đây là các dự án nằm tại các khu vực phát triển hiện hữu và được hưởng lợi từ các hạng mục thương mại khác trong tổ hợp.
Thêm trường hợp đăng ký thế chấp sổ đỏ
Đây là nội dung mới đáng chú ý được đề cập tại Thông tư số 07/2019/TT-BTP của Bộ Tư pháp (có hiệu lực thi hành từ ngày 10/01/2020) hướng dẫn một số nội dung về đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ).
Theo đó, các trường hợp đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất từ ngày 10/1/2020 bao gồm: Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất; đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất; đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất; đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký; đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp trong trường hợp đã đăng ký thế chấp; xóa đăng ký thế chấp...
Bịt kẽ hở chủ đầu tư “vẽ” thêm tầng để trục lợi
Thời gian qua, tình trạng nhiều chủ đầu tư dự án nhà cao tầng, chung cư, tòa nhà văn phòng… tự ý thay đổi công năng tòa nhà diễn ra khá phổ biến, khiến cư dân bức xúc.
Có chủ đầu tư biến tầng kỹ thuật thành căn hộ để bán, có chủ đầu tư thay đổi thiết kế, công năng tầng kỹ thuật mái bằng việc xây căn hộ penthouse. Có trường hợp còn sử dụng một phần diện tích trong tầng kỹ thuật để cho thuê văn phòng, cắt xén tầng thương mại của tòa nhà xây thêm căn hộ để bán, thậm chí có chủ đầu tư còn xây vượt tầng, vượt số lượng tòa nhà được phê duyệt.
Theo đó, Thông tư 07/2019/TT-BXD sửa đổi, bổ sung, thay thế một số quy định tại Thông tư số 03/2016 của Bộ Xây dựng (có hiệu lực từ 1/1/2020) được kỳ vọng sẽ siết chặt tình trạng sai phạm xây vượt tầng trong xây dựng.
Đầu tư hơn 33.000 tỷ đồng làm hạ tầng giao thông kết nối với sân bay Long Thành
Theo thông tin từ UBND tỉnh Đồng Nai, trong giai đoạn 2018-2020, trên địa bàn tỉnh sẽ được đầu tư trên 33.300 tỷ đồng làm hạ tầng giao thông kết nối với sân bay Long Thành.
Những khu đô thị sinh thái thông minh ngay sát trung tâm thành phố như Aqua City sẽ là làn gió mát cho thị trường bất động sản trong thời gian tới
Bà Dương Thuỳ Dung, Giám đốc cấp cao của CBRE Việt Nam nhận định, thị trường nhà đất tại các vùng giáp ranh với TP. Hồ Chí Minh như Đồng Nai, Bình Dương sẽ tiếp tục diễn biến khá sôi động, nhất là khi chiến lược thu hút đầu tư và phát triển hàng loạt khu đô thị vệ tinh của thành phố được triển khai trong thời gian tới.
Cũng theo bà Dung, một trong những lý do khiến các doanh nghiệp lớn tại TP.HCM tìm kiếm cơ hội ở thị trường ven đô là ách tắc thủ tục hành chính khiến cho nhiều dự án ở TP không thể triển khai suốt hơn 2 năm qua.
Trong các địa phương được CBRE xếp vào nhóm thị trường mới nổi ở ven đô TP.HCM, Đồng Nai là tỉnh có nhiều lợi thế nổi trội. Các chuyên gia cho rằng Đồng Nai ngoài lợi thế giá đất khá "mềm", còn dư địa tăng giá lớn, thì tỷ suất sinh lời cũng được đánh giá tốt nhờ được phát triển mạnh mẽ, đồng bộ về hạ tầng.
Theo thông tin từ UBND tỉnh Đồng Nai, trong giai đoạn 2018-2020, trên địa bàn tỉnh sẽ được đầu tư trên 33,3 ngàn tỷ đồng làm hạ tầng giao thông kết nối với sân bay Long Thành. Nhiều tuyến cao tốc sắp được xây dựng đi qua Đồng Nai như Bến Lức - Long Thành, Dầu Giây - Phan Thiết, Dầu Giây - Đà Lạt, đường vành đai 3, Biên Hoà - Đồng Nai và đặc biệt là tuyến metro số 1 sẽ nối dài từ quận Thủ Đức qua Tp. Biên Hoà.
Khi hoàn thành, những tuyến cao tốc này sẽ kết nối vùng và rút ngắn thời gian di chuyển giữa Đồng Nai với TP.HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ, tạo đà phát triển mạnh cho bất động sản khu Đông, và cũng là yếu tố quan trọng khiến tiềm năng sinh lời khu vực lân cận TP.HCM tăng cao.
Điển hình trong xu hướng thu hút dòng tiền đầu tư của bất động sản tại Đồng Nai có thể kể đến dự án đô thị sinh thái thông minh Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển. Chỉ ngay trong ngày khai mạc Novaland Expo tháng 12/2019 vừa qua, Aqua City đã đón hàng nghìn lượt khách tham quan, tìm hiểu đầu tư và rất đông khách hàng đã nhanh chóng “xuống tiền” dự án.
Nhiều nhà đầu tư chia sẻ, vị trí đắc địa, không gian sống xanh hiện đại cùng tiện ích hoàn chỉnh đẳng cấp là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp họ quyết định đầu tư vào Aqua City.
Dự án nằm ngay trên trục đường lớn Hương Lộ 2 (Ngô Quyền nối dài), sát quốc lộ 51 và cao tốc TP.HCM – Long Thành - Dầu Giây, trong bán kính chỉ 5km đến sân Golf Long Thành và Thủ Đức, 7km đến khu du lịch quốc tế Sơn Tiên, 5km đến bệnh viện quốc tế…
Khi các dự án hạ tầng hoàn thiện, từ dự án chỉ mất khoảng 20 phút đến TP.HCM hay sân bay Quốc tế Long Thành.
Aqua City được quy hoạch theo mô hình đô thị sinh thái thông minh, hạ tầng dự án được quy hoạch hiện đại, đồng bộ. Trong đó, 70% dự án dành cho cảnh quan xanh và các tiện ích nội khu hiện đại, đẳng cấp như công viên ven sông, quảng trường, khu cắm trại… trường học, bến du thuyền, shophouse, khu thể thao đa năng …đáp ứng mọi nhu cầu của cư dân nơi đây.