Chờ...

Chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại: Tập trung mọi nguồn lực

(VOH) - Theo Chi cục Quản lý thị trường thành phố, tình hình sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng dỏm, hàng nhái ngày càng diễn biến phức tạp về quy mô, lĩnh vực, tổ chức tiêu thụ. Qua kiểm tra trong năm qua và từ đầu năm 2011 đến nay, hầu hết các loại hàng giả bị bắt giữ là hàng tiêu dùng thông dụng như: quần áo, giày dép, túi xách, mỹ phẩm, mắt kính... Hầu hết các loại hàng này đều có xuất xứ nước ngoài. Hình thức giả mạo thể hiện bằng hình ảnh, chữ viết, ký hiệu trên bao bì, nhãn mác tương tự như hàng thật.

Cơ quan quản lý thị trường TP.HCM kiểm tra hàng trang sức xi mạ, inox tại chợ An Đông - Ảnh: B.H-TTO.

Thống kê sơ bộ cho thấy từ đầu năm đến nay có hàng trăm vụ hàng giả đã bị lực lượng quản lý thị trường bắt giữ. Còn trong năm 2010, có gần 600 vụ vi phạm về kinh doanh hàng giả, với các mặt hàng như: mỹ phẩm, mắt kính, giày dép, mực in, bình gas, quần áo, đường cát, bột ngọt, bột giặt... Tuy công tác phòng chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trong thời gian qua có những chuyển biến tích cực, song theo Chi cục quản lý thị trường thì công tác này vẫn còn tồn tại những hạn chế cần khắc phục. Đó là hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu ở một số đơn vị chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế nhất là đấu tranh với các đường dây tổ chức buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại có quy mô lớn. Để khắc phục tình trạng này, ông Đặng Văn Đức, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường TPHCM, cho biết:

Theo Phó tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Nguyễn Văn Cẩn: Nạn buôn lậu và gian lận thương mại nổi lên nhiều trong thời gian qua là tình trạng lợi dụng kẽ hở của chính sách xuất nhập khẩu để gian lận, trốn thuế, khai báo sai mã hàng, mã số, số lượng, chủng loại hàng hoá. Tại một số khu kinh tế cửa khẩu còn diễn ra tình trạng gian lận, khai thấp trị giá hàng tại hải quan, nhập hàng vào khu miễn thuế niêm yết giá bán thấp, sau đó thông đồng với đầu nậu tổ chức thuê người gom hàng theo tiêu chuẩn miễn thuế của cư dân biên giới. Dân buôn lậu còn lợi dụng vào chính sách cư dân biên giới đã xé lẻ, tập kết hàng lậu ở các chợ biên giới, sau đó chuyển sâu vào nội địa. Ông Nguyễn Văn Cẩn, nói:

Đấu tranh với buôn bán hàng lậu, hàng giả và gian lận thương mại là cuộc chiến cam go, không đơn giản, nếu với một số trường hợp vi phạm bị bắt giữ chỉ dừng lại việc xử lý hành chính thôi sẽ không có tác dụng răn đe, phòng ngừa tội phạm. Vì vậy, chúng ta, cần nghiên cứu đưa ra những hình thức xử phạt thích đáng. Bên cạnh đó, không thể xem nhẹ công tác nắm tình hình ở những điểm, vùng được coi là “nóng” về buôn lậu và gian lận thương mại. Do đó, để công tác này thực sự đạt hiệu quả, không chỉ có sự tham gia của các lực lượng chức năng mà cần sự ủng hộ, tham gia của các tầng lớp nhân dân./.