Giá Bitcoin hôm nay 17/5 ghi nhận vào thời điểm 10h30, giảm xuống mức 27,097.89 giảm nhẹ 0,19% so với hôm qua.
Trong top 10 đồng tiền giá trị cao trên thị trường, có 6/10 đồng tiền tăng giá so với 24 giờ qua.
Đồng tiền lớn thứ 2, Ethereum ghi nhận mức 1.825 USD, tăng 0,67% trong ngày.
Tether giảm nhẹ 0,03%, ghi nhận ở mức 1,00 USD.
BNB giảm còn 312,64 USD, mất 0,12% trong 24 giờ qua.
USD Coin giảm nhẹ 0,03% trong ngày, hiện có giá 1,00 USD.
Ripple tăng mạnh 8,08% trong 24 giờ qua, ghi nhận ở 0,4588 USD.
Cardano dao dịch quanh 0,3736 USD, tăng mạnh 2,19% trong ngày.
Dogecoin tăng mạnh 1,98%, đạt 0,073 USD.
Solana tăng nhẹ 0,48%, lên 20,99 USD.
Polygon dao dịch quanh 0,8611 USD, tăng 0,43% trong 24 giờ qua.
Tổng vốn hoá toàn thị trường giảm 0,34% còn 1.130 tỷ USD.
Giá bitcoin giảm xuống dưới 26.000 USD, tạo nên tuần tồi tệ của đồng tiền ảo này
Trong tuần qua, giá bitcoin đã có thời điểm rơi xuống dưới mốc 26.000 USD, giá trị vốn hoá thị trường giảm hơn 11%, mức tệ nhất của đồng tiền mã hoá này kể từ tháng 11/2022.
Bitcoin được giao dịch ở mức thấp nhất kể từ giữa tháng 3 vào ngày 12/5 khi sự biến động, do tính thanh khoản thấp, tiếp tục tấn công thị trường tiền điện tử.
Giá trị vốn hoá thị trường của đồng tiền mã hoá lớn nhất đã giảm 11,25% trong tuần, ghi nhận tuần tồi tệ nhất của bitcoin kể từ ngày 11/11.
Theo CNBC, thị trường tiền mã hoá đang đối mặt với nhiều vấn đề như thanh khoản thấp, sự chèn ép đối với ngành từ các cơ quan quản lý ở Mỹ và những lo lắng về kinh tế vĩ mô.
Giá bitcoin tăng khoảng 59% trong năm nay nhưng vẫn không ổn định, tính thanh khoản thấp làm trầm trọng thêm các động thái tăng và giảm.
Và tình hình thanh khoản có thể trở nên tồi tệ hơn sau khi Bloomberg báo cáo rằng Jane Street và Jump Crypto, hai trong số những nhà tạo lập thị trường tiền điện tử lớn nhất, sẽ lùi một bước khỏi giao dịch tiền mã hoá ở Mỹ khi các cơ quan quản lý của quốc gia này tiếp tục đàn áp ngành công nghiệp non trẻ này.
Tính thanh khoản là một vấn đề lớn đối với thị trường tiền mã hoá kể từ khi Silvergate và Signature Bank đóng cửa, hai nền tảng chính mà mọi người thường dùng để mua tiền mã hoá.
Sự giám sát từ các cơ quan quản lý tại Mỹ đối với ngành tiền mã hoá đã tăng lên kể từ sự sụp đổ của sàn giao dịch FTX vào năm ngoái.
Có thể nói rằng ngành công nghiệp tiền mã hoá đang trong cuộc chiến với các cơ quan quản lý của Mỹ khi cáo buộc SEC và chính phủ Mỹ không đưa ra các quy tắc rõ ràng.
Trong khi đó, bản thân hệ thống mạng bitcoin đã phải đối mặt với tình trạng tắc nghẽn trong những ngày gần đây với việc Binance vào tuần trước buộc phải tạm thời ngừng rút bitcoin.