Giá Bitcoin hôm nay 2/6/2021: Giảm nhẹ, Apple sẽ chấp nhận thanh toán bằng bitcoin?

(VOH) - Giá Bitcoin hôm nay 2/6 giảm nhẹ cùng với đa số đồng tiền trên thị trường. Bitcoin giảm kéo theo nhiều đồng tiền khác giảm theo.

Giá Bitcoin hôm nay 2/6 ghi nhận vào thời điểm 8h00, giảm mạnh xuống mức 36,622.39, giảm 0,28% so với 24 qua. 

Giá Bitcoin hôm nay 2/6/2021: Giảm nhẹ, Apple sẽ chấp nhận thanh toán bằng bitcoin? 1

Trong top 10 đồng tiền giá trị cao trên thị trường, có 5/10 đồng tiền giảm giá so với 24h qua.

Giá Bitcoin hôm nay 2/6/2021: Giảm nhẹ, Apple sẽ chấp nhận thanh toán bằng bitcoin? 2

Ethereum giảm nhẹ 0,77% xuống 2.616,08 USD. 

Tether giảm nhẹ 0,24%, ghi nhận ở 1,00 USD.

Cardano tăng 3,18% trong ngày, lên 1,77 USD.

Binance coin tăng 3,35%, đạt 359,85 USD.

Dogecoin tăng mạnh 11,50% lên 0,3655 USD.

Ripple giảm 3,61% trong ngày, ghi nhận mức giá 1,00 USD.

Polkadot ghi nhận mức 23,75 USD, tăng 5,32% trong ngày.

USD Coin tăng nhẹ 0,04%, dao dịch mức 1,00 USD.

Internet Com mất 6,07%, ghi nhận ở 106,74 USD.

Tổng giá trị thị trường tiền kĩ thuật số ghi nhận vào thời điểm 6h40 ở 1.639,13 tỷ USD, giảm 23,35 tỷ USD so với con số của 24 giờ trước.

Giá Bitcoin hôm nay 2/6/2021: Giảm nhẹ, Apple sẽ chấp nhận thanh toán bằng bitcoin? 3
Ảnh minh họa - Internet 

Apple sẽ chấp nhận thanh toán bằng tiền điện tử, bitcoin?

Apple đã đăng tuyển vị trí "Business Development Manager - Alternative Payments" (tạm dịch: Giám đốc phát triển kinh doanh - Thanh toán thay thế), trong đó yêu cầu rằng các ứng viên phải có kinh nghiệm xử lý đối với tiền điện tử. Người được tuyển sẽ tham gia nhóm chịu trách nhiệm về Apple Pay và ứng dụng iPhone Wallet.

Yêu cầu đối với bằng cấp cho vai trò này (được Coindesk chú ý và phát hiện đầu tiên) bao gồm "5 năm kinh nghiệm làm việc trong các nhà cung cấp thanh toán thay thế hoặc làm việc cùng với các nhà cung cấp đó, chẳng hạn như ví kỹ thuật số, BNPL, Fast Payments, tiền điện tử, v.v."

Thông báo tuyển dụng cũng cho thấy công ty đang tìm kiếm một người không gắn bó với các giải pháp thanh toán chính thống. "Chúng tôi đang tìm kiếm một ứng viên thoải mái với sự mơ hồ, thích suy nghĩ về các trường hợp phức tạp và đặt ra những câu hỏi như liệu rằng có cách nào khác để xử lý các vấn đề này hay không", tin đăng tuyển trên trang web của Apple khẳng định.

Theo nhận định của Financial Times, có vẻ như Apple đang từng bước thử nghiệm với ý tưởng hỗ trợ tiền điện tử, ngay cả trước khi thuê nhân sự. Danh sách trên App Store cho dịch vụ giao dịch tiền điện tử Coinbase, cho thấy rằng dịch vụ này hiện đã được hỗ trợ trong Apple Wallet, mặc dù có vẻ như chức năng này vẫn chưa được bật hoàn toàn.

Chuyên gia Goldman Sachs: Không phải vàng, đồng mới là tài sản tương tự bitcoin khi phòng ngừa lạm phát

Thời gian qua, vàng và tiền ảo được coi là hai hàng rào chống lạm phát hiệu quả, thậm chí một số nhà đầu tư tiền ảo còn ca ngợi bitcoin như một tài sản thay thế cho vàng trong thời kỳ hiện đại.

Trong cuộc phỏng vấn mới với CNBC, ông Jeff Currie - người đứng đầu bộ phận nghiên cứu hàng hóa toàn cầu của Goldman Sachs khuyến nghị nhà đầu tư không nên xem tiền ảo như một lựa chọn thay thế cho vàng ở khía cạnh phòng ngừa lạm phát. Thay vào đó, ông Currie cho biết đồng và bitcoin mới có đặc điểm tương tự nhau.

Vị chuyên gia lưu ý, đồng và bitcoin đều đóng vai trò như các công cụ phòng ngừa lạm phát "risk-on", trong khi vàng vốn được coi là tài sản trú ẩn an toàn (hay nói cách khác là tài sản "risk-off").

Risk-on/Risk-off là một lý thuyết liên quan đến tâm lý thị trường, ám chỉ hành vi của nhà đầu tư theo cảm nhận về mức độ rủi ro của thị trường tài chính. 

Theo đó, khi rủi ro được cảm nhận ở mức thấp, nhà đầu tư có xu hướng rót tiền vào các tài sản có rủi ro cao, đây gọi là hiện tượng risk-on. Ngược lại, khi rủi ro được cảm nhận ở mức cao, nhà đầu tư sẽ bán tháo các sản phẩm tài chính có mức độ rủi ro cao để chuyển sang các tài sản an toàn hơn, đây gọi là risk-off.

Hiện tại, lạm phát tại một số nước như Mỹ đang tăng nóng trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu phục hồi từ đại dịch COVID-19, các ngân hàng trung ương duy trì chính sách tiền tệ lỏng lẻo và cầu của nhiều hàng hóa vượt cung.