Giá bitcoin hôm nay ghi nhận vào thời điểm 13h10 ở 8.163,62 USD, tăng nhẹ 1,71% so với 24 giờ trước. Giá trị thị trường của bitcoin hiện đang ở 146,63 tỷ USD.
Toàn cảnh thị trường tiền kĩ thuật số hôm nay (28/9) (Nguồn: Coin360.com)
Trong top 10, có 9/10 tiền điện tử đồng loạt tăng giá so với 24 giờ trước.
Ethereum tăng mạnh nhất trong top 10 tính đến thời điểm cập nhật, khi tăng 5,08% so với 24 giờ trước, ghi nhận ở 173.854 USD.
Ripple tăng nhẹ 24% trong 24 giờ qua, còn 0,2411 USD.
Tether vẫn ở vị trí thứ 4 khi tăng nhẹ 0,24%, giữ mức giá 1,00 USD
Bitcoin cash tăng mạnh 3,02% trong ngày, đạt 219,78 USD.
Litecoin cũng tăng lên mức 55,44 USD. So với 24 giờ trước, litecoin tăng 1,13%.
Giá trị thị trường của bitcoin cash và litecoin hiện đang lần lượt ở 3,96 tỷ USD và 3,51 tỷ USD.
EOS tăng 2,49% trong ngày, lên 2,82 USD.
Binance coin quay đầu tăng 2,18% trong ngày, lên 15,68 USD.
Bitcoin SV tăng nhẹ 2, 09%, ghi nhận ở 84,13 USD.
Stellar là đồng tiền duy nhất giảm nhẹ 0,14% đạt 0,0589 USD với giá trị thị trường 1,18 tỷ USD.
Tổng giá trị thị trường tiền kĩ thuật số ghi nhận tại thời điểm 7h30 theo CoinMarketCap ở 217,02 tỉ USD. Tăng hơn 5 tỷ USD so với phiên giao dịch cùng giờ hôm qua.
Ảnh minh họa: internet
Theo kết quả từ Arcane Research ngày 24/9, ngày đáo hạn hợp đồng tương lai của CME Group, thực chất, lại có tác động tiêu cực lên thị trường Bitcoin.
Phân tích những động thái giá từ tháng 1/2018 đến tháng 8/2019, công ty cho biết 75% thời gian trước ngày đáo hạn của CME, Bitcoin luôn lao dốc. CME là một trong những đơn vị đầu tiên phát hành hợp đồng Bitcoin tương lai vào tháng 12/2017. Kể từ đó, thị trường chạm đỉnh và liên tục chứng kiến những kỉ lục về khối lượng giao dịch.
Arcane đã công bố số liệu này vài giờ trước khi giá Bitcoin giảm mạnh 15%, chạm đáy 8.000 USD. Sự kiện mới nhất này diễn ra vài ngày trước hạn thanh toán vào 27/9.
Sự trùng hợp này khiến bùng nổ một giả thuyết rằng việc phát hành hợp đồng tương lai của Bakkt là lí do chính. Dù cho khối lượng thấp, các lãnh đạo lại khẳng định sự hiệu quả của sản phẩm này trong việc giúp thị trường tìm ra mức giá thực sự và chính xác.
Theo kênh truyền thông của công ty, sự lao dốc bất ngờ của Bitcoin là dấu hiệu thị trường đang tìm kiếm được giá trị đích thực của tài sản này. “Một sự thao túng giá rõ ràng”. Với Arcane, động thái giá này rất đáng nghi ngờ.
“Những yếu tố này ủng hộ một giả thuyết rằng giá Bitcoin đang bị thao túng trước ngày đáo hạn của CME,” Kryptografen kết luận. Tài khoản này cho biết: “Tuy nhiên, những điều này không thể là kết luận cho một sự “thao túng rõ ràng”, đây có thể đơn thuần chỉ là một chiến thuật mạo hiểm của các nhà đầu tư.”
Vào tháng 8, Arcane lại gây sốt với một tuyên bố rằng chỉ số thống trị thật sự của Bitcoin lên đến 90%, thay vì chỉ là 70% theo số liệu hiện tại.
Công suất mã hóa bitcoin tăng kỉ lục
Dữ liệu của biểu đồ bitcoin cho thấy công suất mã hóa của bitcoin tăng lên kỉ lục mới 108 TH/s trong tuần qua, sau khi giá giảm 40%.
Vào lúc này, công suất mã hóa của bitcoin ở mức 101 EH/s, kỉ lục mới vượt qua ngày 16/9 khi bitcoin đạt 90 EH/s.
Đáng chú ý là việc giá bitcoin đang trong xu hướng giảm bất chấp công suất mã hóa phục hồi nhanh chóng, đối nghịch với giả thuyết đang tồn tại của Max Keiser và những người khác, nhận định giá biến động cùng chiều với công suất mã hóa bitcoin.
Singapore gia nhập danh sách các quốc gia cảnh giác trước Libra
Không có gì ngạc nhiên khi các chính phủ và cơ quan quản lý trên toàn thế giới cảnh giác với stablecoin sắp được ra mắt của Facebook – Libra, và cho rằng nó có khả năng phá vỡ nền kinh tế thế giới.
Mặc dù Bitcoin và các loại tiền điện tử khác cũng có tiềm năng như thế, nhưng điều khác biệt ở Libra là nó thuộc sở hữu của một công ty có phạm vi tiếp cận một phần tư dân số trên thế giới. Đây là lý do tại sao các quốc gia như Pháp, Đức ngần ngại cho phép tiền tệ này được xuất hiện trong biên giới của họ.
Phát biểu với Thời báo Tài chính, Menon tuyên bố các nhà quản lý trên khắp thế giới cần nhận ra rằng mọi người phải tiếp cận Libra bằng một chính sách đoàn kết, được tạo ra cùng nhau. Điều này một phần là do Libra có tiềm năng rất lớn trong việc vươn ra toàn cầu, nên không có cơ quan quản lý nào có thể tự mình đơn độc chống lại nó. Điều đó đồng nghĩa với việc ông không nghĩ ai đó nên hoàn toàn cấm Libra vào thời điểm này “vì chúng ta biết rất ít về nó”.
Điều đáng chú ý ở đây là Singapore là một trong những quốc gia đi đầu trong việc ủng hộ công nghệ tiền điện tử và blockchain. Họ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Blockchain thế giới hàng năm, nơi hàng trăm chuyên gia blockchain gặp nhau để thảo luận về các vấn đề trong ngành. Vì vậy, đất nước này gia nhập vào phần còn lại của thế giới trong lập trường “hoài nghi” đối với Libra là một điều nổi bật.
Kể từ thông báo của Libra, đại diện của nhiều chính phủ đã nói chuyện với người đứng đầu dự án David Marcus trong việc liên quan đến các quy định và những gì họ lo ngại. Marcus cũng đã tuyên bố rằng bất chấp những lo ngại trước đó, công ty vẫn có kế hoạch ra mắt Libra vào năm tới. Vậy có khả năng Libra sẽ là tiền điện tử của thế giới tự do cạnh tranh với stablecoin cũng sắp được ra mắt của Trung Quốc.