Giá cà phê hôm nay 1/2/2020: Giá trong nước tăng nhẹ, thế giới đi ngang

(VOH) - Giá cà phê ngày 1/2 tăng nhẹ 100 đồng/kg tại hầu hết các địa phương vùng trồng cà phê trọng điểm Tây Nguyên và Miền Nam. Giá cà phê thế giới không đổi.

Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 31.600 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 30.900 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng tăng 100 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 31.000 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 30.900 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk cũng tăng 100 đồng/kg, , tại Cư M'gar dao động ở mức 31.600 đồng/kg, tại Buôn Hồ  giá cà phê  ở  ngưỡng 31.400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai tăng 100 đồng/kg, ở Pleiku và Ia Grai giao dịch quanh mức 31.300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông cũng tăng 100 đồng/kg, dao động ở  ngưỡng 31.300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum tăng 100 đồng/kg, dao động ở mức 31.100 đồng/kg     

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM  tăng 100 đồng/kg, dao động ở ngưỡng  32.800 đồng/kg

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

— Bảo Lộc (Robusta)

31,000

+100

— Lâm Hà (Robusta)

31,000

+100

— Di Linh (Robusta)

30,900

+100

ĐẮK LẮK

 

 

— Cư M'gar (Robusta)

31.600

+100

— Buôn Hồ (Robusta)

31.400

+100

GIA LAI

 

 

— Pleiku (Robusta)

31,300

+100

_ Ia Grai (Robusta)

31,300

+100

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa (Robusta)

31,300

+100

KON TUM

 

 

— Đắk Hà (Robusta)

31.100

+100

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

32,800

+100

Giá cà phê hôm nay 1/2/2021
Ảnh minh họa: internet

Sản lượng xuất khẩu cà phê bình quân đạt 1,5 - 1,8 triệu tấn năm, kim ngạch xuất khẩu luôn tăng trưởng trong những năm qua đạt trên 3 tỷ USD.

Ngành cà phê Việt Nam cần phát triển sản xuất, chế biến theo chuỗi giá trị, tăng cường kết nối sản xuất với thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu, phát triển sản phẩm gắn với xây dựng thương hiệu...để đạt mục tiêu xuất khẩu 6 tỷ USD vào năm 2030.

Với sản lượng xuất khẩu bình quân đạt 1,5 - 1,8 triệu tấn năm, kim ngạch xuất khẩu luôn tăng trưởng trong những năm qua đạt trên 3 tỷ USD, cùng với gạo, hạt điều, rau quả, cà phê là mặt hàng có vai trò quan trọng trong rổ các loại nông sản xuất khẩu chủ lực.

Năm kỷ lục của xuất khẩu cà phê là 2018, khi nước ta xuất bán 1,88 triệu tấn, trị giá đạt 3,54 tỷ USD, tăng 19,9% về lượng và 1,1% về trị giá so với 2017. Tuy nhiên, từ 2019, xuất khẩu mặt hàng này đã giảm khá mạnh khi sản lượng 1,65 triệu tấn, kim ngạch đạt

khoảng 2,86 tỷ USD. So với năm 2018 khối lượng xuất khẩu giảm 11,9% và trị giá xuất khẩu giảm 19,3%.

"Năm 2019 là một năm biến động với thị trường cà phê khi chứng kiến giá cà phê giảm mạnh. Giá xuất khẩu bình quân của cà phê trong năm đạt 1.727 USD/tấn, giảm 8,4% so với năm trước, tương đương mức giảm khoảng 157 USD/tấn", Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) phân tích.

2020 tiếp đà giảm của 2019 bởi tác động của dịch bệnh Covid-19 lan rộng trên toàn cầu, khi nhu cầu tiêu thụ cà phê giảm sút. Số liệu thống kê cho thấy, sản lượng xuất khẩu đạt 1,485 triệu tấn, trị giá 2,605 tỷ USD.

Hiện, cà phê Việt Nam đã có mặt tại 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tập trung chủ yếu ở những thị trường lớn như Đức, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Ý, Bỉ và Anh và các thị trường mới nổi như: Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Philippines, Thailand…Trong đó, 2 thị trường nhập nhiều cà phê Việt Nam nhất là Đức và Hoa Kỳ.

Giá cà phê thế giới đi ngang

Giá cà phê Robusta (ICE Futures Europe)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

HĐ Mở

03/21

1306

0

0

10281

1312

1291

1304

1303

44399

05/21

1319

0

0

9441

1323

1300

1314

1313

33617

07/21

1330

0

0

3986

1335

1316

1335

1326

19442

09/21

1344

0

0

2436

1349

1331

1349

1342

8746

Giá cà phê Arabica (ICE Futures US)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

HĐ Mở

03/20

122.95

0

0

20130

124.7

122.05

124.15

124

91220

05/20

125

0

0

9770

126.8

124.2

126.3

126.1

60584

07/21

126.95

0

0

5141

128.7

126.15

128.35

128

38545

09/21

128.8

0

0

4181

130.45

127.95

130.3

129.85

38587

Tính chung cả tuần 4, thị trường London có 3 phiên tăng và 2 phiên giảm. Giá cà phê Robusta kỳ hạn giao ngay tháng 3 giảm tất cả 4 USD, tức giảm 0,31 %, xuống 1.306 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 5 giảm tất cả 3 USD, tức giảm 0,23 %, còn 1.319 USD/tấn, các mức giảm nhẹ. Khối lượng giao dịch ở mức trung bình.

Tương tự, thị trường New York có 2 phiên tăng và 3 phiên giảm. Giá cà phê Arabica kỳ hạn giao ngay tháng 3 giảm tất cả 1,1 cent, tức giảm 0,89 %, xuống 122,95 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 5 giảm tất cả 1,2 cent, tức giảm 0,95 %, còn 125 cent/lb, các mức giảm đáng kể. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.

Giá cà phê tiếp nối xu hướng giảm khi báo cáo tồn kho trên hai sàn kỳ hạn do ICE quản lý đang trên đà hồi phục do nguồn cung vụ mới từ các nước sản xuất khu vực Mỹ Latinh tiếp tục đưa về các sàn để đăng ký lấy chứng nhận chờ được đấu giá. Trong khi đó, đồng Reais tiếp tục suy yếu đã kích thích người Brasil vẫn mạnh tay bán ra và triển vọng mùa mưa hỗ trợ tốt cho cây cà phê Arabica ở Minas Gerais cũng tác động tiêu cực lên giá cả hiện hành trong ngắn hạn.

Tuy báo cáo tồn kho hàng tuần của ICE Europe – London tăng nhẹ nhưng giá cà phê Robusta có sự hỗ trợ từ hai báo cáo xuất khẩu hàng tháng giảm. Một là của Bờ Biển Ngà, nhà sản xuất Robusta hàng đầu khu vực Tây Phi, đã báo cáo xuất khẩu trong 3 tháng đầu của niên vụ cà phê hiện tại 2020/2021 chỉ đạt tổng cộng 254.851 bao, giảm mạnh tới 62,51% so với cùng kỳ niên vụ cà phê trước đó. Mới nhất là báo cáo của Tổng cục Thống kê Việt Nam, cơ quan này ước báo xuất khẩu tháng 1/2021 chỉ khoảng 2 triệu bao, giảm tới 17,36% so với cùng kỳ năm trước. Trước đó, thị trường đã suy đoán trong bối cảnh giá cước vận tải biển tạm thời tăng cao và mức giá hiện hành quá thấp khiến nhà nông không đẩy mạnh bán hàng vụ mới.

Báo cáo Cam kết Thương nhân (CFTC) mới nhất từ ​​thị trường cà phê Arabica ở New York cho thấy, tính đến thứ Ba ngày 19/01, bộ phận đầu cơ phi thương mại đã tăng vị thế mua ròng thêm 47,65% lên đăng ký mua ròng ở 23.646 lô, tương đương với 6.703.536 bao. Vị thế mua ròng này rất có thể đã được giảm trở lại sau giai đoạn thương mại hỗn hợp nhưng có phần tiêu cực hơn kể từ sau đó.

Báo cáo CFTC mới nhất từ ​​thị trường cà phê Robusta tại London cho thấy, tính đến cùng kỳ báo cáo, đầu cơ ngắn hạn của các Quỹ quản lý tiền đã tăng vị thế bán ròng thêm 37,12%, lên đăng ký bán ròng ở 9.836 lô, tương đương với 1.639.333 bao. Vị thế bán ròng này rất có thể đã tiếp tục gia tăng sau giai đoạn thương mại có phần ổn định hơn kể từ sau đó.

Tồn kho cà phê Robusta được sàn London chứng nhận và theo dõi cấp phát, tính đến thứ Hai ngày 25/01 đã tăng thêm 650 tấn, tức tăng 0,46 % so với một tuần trước đó, lên đăng ký ở 142.520 tấn (tương đương 2.375.333 bao, bao 60 kg).

Giá cà phê nội địa thường biến động theo thị trường quốc tế. Tuy nhiên, tại Ấn Độ, việc Chính phủ Trung ương thu hồi chương trình khuyến khích xuất khẩu hàng hóa (MEIS) là một trong những nguyên nhân khiến giá cà phê giảm mạnh trong thời gian gần đây.

Ông Victor Day, Phó chủ tịch WCGA, cho biết, một kg hạt cà phê trên thị trường hiện nay có giá gần bằng với năm 1995. Trong khi đó, khoản tiền phải chi trả cho một công nhân mỗi ngày đã tăng từ 35 rupee lên 400 rupee.

Các nguồn tin cho biết, để canh tác có lãi, người trồng phải thu được ít nhất 90 rupee/kg cà phê thô vì họ phải chi hơn 80 rupee cho quá trình sản xuất lượng cà phê này, The Hindu đưa tin.

Bình luận