Giá cà phê hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 33.400 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 32.400 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng giảm 200 đồng/kg, huyện Bảo Lộc về mức 32.500 đồng/kg, tại Lâm Hà và Di Linh về ngưỡng 32.400 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Lắk cũng giảm 200 đồng/kg, tại huyện Cư M'gar giá giảm về ngưỡng 33.400 đồng/kg và Buôn Hồ giá về mức 33.300 đồng/kg .
Giá cà phê tại Gia Lai giảm 200 đồng/kg, về mức 33.100 đồng/kg.
Tương tự, giá cà phê tại Đắk Nông cũng giảm 200 đồng/kg về ngưỡng 33.100 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum giảm 200 đồng/kg về mức 33.300 đồng/kg.
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM giảm 200 đồng/kg về ngưỡng 34.400đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
||
— Bảo Lộc (Robusta) |
32,500 |
-200 |
— Di Linh (Robusta) |
32,400 |
-200 |
— Lâm Hà (Robusta) |
32,400 |
-200 |
ĐẮK LẮK |
||
— Cư M'gar (Robusta) |
33,400 |
-200 |
— Buôn Hồ (Robusta) |
33,300 |
-200 |
GIA LAI |
||
— Ia Grai (Robusta) |
33,100 |
-200 |
ĐẮK NÔNG |
||
— Gia Nghĩa (Robusta) |
33.100 |
-200 |
KON TUM |
||
— Đắk Hà (Robusta) |
33.300 |
-200 |
HỒ CHÍ MINH |
||
— R1 |
34,400 |
-200 |
Ảnh minh họa: internet
Xuất khẩu cà phê trong nửa đầu tháng 7/2019 đạt 78,5 nghìn tấn, trị giá 126,3 triệu USD, tăng 33,3% về lượng và tăng 14,1% về trị giá so với nửa đầu tháng 7/2018.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, trong 10 ngày giữa tháng 7/2019, giá cà phê trong nước giảm so với ngày 10/7/2019. Ngày 20/7/2019, giá cà phê nhân xô Robusta trong nước giảm từ 0,3-0,9% so với ngày 10/7/2019 với mức giá phổ biến từ 33.100 – 34.200 đ/kg.
Tại các kho quanh khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, giá cà phê Robusta loại R1 ổn định so với ngày 10/7/2019, ở mức 35.200 đ/kg. So với cuối tháng 6/2019, giá cà phê biến động không đồng nhất tùy địa phương. Theo đó, so với cuối tháng 6/2019, giá cà phê tại Lâm Đồng ngày 10/7/2019 tăng 0,6%; trong khi giá tại Đắk Lắk giảm 0,3-0,6%...
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê trong nửa đầu tháng 7/2019 đạt 78,5 nghìn tấn, trị giá 126,3 triệu USD, tăng 4,7% về lượng và tăng 1,3% về trị giá so với nửa đầu tháng 6/2019, tăng 33,3% về lượng và tăng 14,1% về trị giá so với nửa đầu tháng 7/2018. Lũy kế từ đầu năm đến giữa tháng 7/2019, xuất khẩu cà phê đạt 996,8 nghìn tấn, trị giá 1,69 tỷ USD, giảm 9,1% về lượng và giảm 19,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam trong nửa đầu tháng 7/2019 đạt mức 1.607 USD/tấn, giảm 3,3% so với nửa đầu tháng 6/2019, và giảm 14,4% so với nửa đầu tháng 7/2018. Lũy kế từ đầu năm đến giữa tháng 7/2019, giá xuất khẩu bình quân cà phê đạt mức 1.698 USD/tấn, giảm 11,8% so với cùng kỳ năm 2018.
Trên thị trường thế giới, trong 10 ngày giữa tháng 7/2019, giá cà phê trên thị trường thế giới biến động theo xu hướng giảm. Thị trường cà phê toàn cầu vẫn chịu áp lực giảm giá do nguồn cung dư thừa. Theo báo cáo tháng 6/2019 của Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO), mặc dù có sự gia tăng nhập khẩu cà phê toàn cầu trong 6 tháng đầu năm 2019, nhưng không theo kịp tốc độ tăng trưởng sản xuất trong hai năm vừa qua.
Cục Xuất nhập khẩu dự báo thị trường cà phê toàn cầu trong thời gian tới sẽ vẫn gặp khó khăn do nguồn cung vượt nhu cầu. Theo dữ liệu từ HIS Markit, tiêu thụ cà phê toàn cầu được dự báo sẽ tăng 1,8% trong năm nay, nhưng mức tăng này chưa đủ hỗ trợ thị trường cà phê thế giới. Bên cạnh đó, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc leo thang trở lại cũng sẽ gây bất lợi lên giá các mặt hàng nông sản trong thời gian tới, trong đó có mặt hàng cà phê.
Giá cà phê thế giới trái chiều
Trên thị trường thế giới, 9h30 ngày 1/8/2019 giá cà phê robusta giao tháng 9/2019 trên sàn Robusta (ICE Futures Europe) giảm 16USD/tấn, tương đương 1,18% về mức 1.338USD/tấn, giá cà phê giao tháng 11/2019 cũng giảm15USD/tấn, tương đương 1,09% về mức 1.367 USD/tấn, giá cà phê giao tháng 1/2020 giảm 14 USD/tấn, tương đương 0,99%, về mức 1.394USD/tấn, giá cà phê giao tháng 3/2020 giảm 14USD/tấn, tương đương 0,98 % về mức 1.421USD/tấn.
Giá cà phê arabica giao tháng 9/2018 trên sàn (ICE Futures US) 9h30 ngày 1/8/2019, tăng 0,15USD/tấn, tương đương 0,15%, lên mức 996USD/tấn, giá giao tháng 12/2019 tăng 0,20USD/tấn, tương đương 0,19%, lên mức 1.033USD/tấn, giá giao tháng 3/2020 tăng 0,25USD/tấn, tương đương 0,23%, lên mức 1.070USD/tấn, giá giao tháng 5/2020 tăng 0,25USD/tấn, tương đương 0,23%, lên mức 1.094USD/tấn.
Giá cà phê Robusta (ICE Futures Europe)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Số lượng |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
HĐ Mở |
09/19 |
1338 |
-16 |
-1.18 |
8416 |
1354 |
1328 |
1354 |
1354 |
56392 |
11/19 |
1367 |
-15 |
-1.09 |
6719 |
1380 |
1356 |
1380 |
1382 |
33385 |
1/20 |
1394 |
-14 |
-0.99 |
2870 |
1407 |
1385 |
1407 |
1408 |
15127 |
3/20 |
1421 |
-14 |
-0.98 |
844 |
1434 |
1413 |
1433 |
1435 |
10709 |
Giá cà phê Arabica (ICE Futures US)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Số lượng |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
HĐ Mở |
09/19 |
99.65 |
+0.15 |
+0.15 |
24464 |
100.45 |
98.10 |
99.10 |
99.50 |
111507 |
12/19 |
103.30 |
+0.20 |
+0.19 |
18572 |
104.05 |
101.75 |
103 |
103.10 |
75483 |
3/20 |
107.05 |
+0.25 |
+0.23 |
6997 |
107.70 |
105.50 |
106.65 |
106.80 |
36115 |
5/20 |
109.40 |
+0.25 |
+0.23 |
3048 |
110.05 |
107.85 |
108.70 |
109.15 |
25208 |
Cuộc khủng hoảng đối với những người trồng cà phê Guatemala khi phải chịu tình trạng giá hàng hóa chạm đáy và thu nhập thấp, có thể sẽ trầm trọng hơn nữa khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa áp đặt thuế quan đối với nước này.
Tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông đang kiểm tra thuế quan, phí giao dịch và các biện pháp trừng phạt khác sau khi cho rằng Guatemala từ bỏ thỏa thuận làm giảm dòng người di cư bất hợp pháp.
Theo dữ liệu từ Hiệp hội cà phê quốc gia Guatemala (Anacafe), các công ty của Mỹ gồm cả Starbucks là những người thu mua cà phê chính của quốc gia Mỹ Latinh này.
Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nước này sau chuối.
Trong khi làn sóng thuế quan mới của ông Trump nhằm giảm hoạt động nhập cư bất hợp pháp, nhiều người cho rằng động thái này có thể sẽ tạo ra kết quả ngược lại.
Cuộc khủng hoảng cà phê đã buộc nhiều người trồng qui mô nhỏ rời khỏi đất nước và di cư qua Mexico để vượt biên giới sang Mỹ.
Giá cà phê kì hạn giao dịch tại New York đã giảm gần 25% trong hai năm qua khi nguồn cung bùng nổ ở Brazil, nhà sản xuất và xuất khẩu hàng đầu thế giới.
Cạnh tranh đã trở nên rất khốc liệt và giá cả quá thấp, việc trồng cà phê đã trở nên khó khăn đối với nhiều người trồng qui mô nhỏ dẫn đến thế hệ sau bỏ lại công việc kinh doanh cà phê.
Guatemala là quốc gia có tỉ lệ bất bình đẳng cao nhất ở Mỹ Latinh với tỉ lệ nghèo đói, suy dinh dưỡng và trẻ em tử vong lớn nhất trong khu vực, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, theo Ngân hàng Thế giới.