Giá cà phê hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 33.200 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 32.600 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng giảm 500 đồng/kg, tại Di Linh dao động ở mức 32.600 đồng/kg, ở huyện Bảo Lộc ở ngưỡng 32.600 đồng/kg, giá cà phê tại Lâm Hà về mức 32.700đồng/kg.
Song song đó, giá cà phê tại Đắk Lắk giảm 300 đồng/kg, ở huyện Cư M'gar giá cà phê về ngưỡng 33.200 đồng/kg và tại Buôn Hồ giá cà phê dao động trong mức 33.100 đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai cũng giảm 300 đồng/kg, ở Ia Grai dao động về ngưỡng 33.000 đồng/kg, Pleiku giá cà phê ở mức 32.900 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông giảm 400 đồng/kg về mức 33.000 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum giảm 300 đồng/kg về mức 33.200 đồng/kg.
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM cũng giảm 300 đồng/kg về ngưỡng 34.400đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
||
— Bảo Lộc (Robusta) |
32,600 |
-500 |
— Di Linh (Robusta) |
32,600 |
-500 |
— Lâm Hà (Robusta) |
32,700 |
-500 |
ĐẮK LẮK |
||
— Cư M'gar (Robusta) |
33,200 |
-300 |
— Buôn Hồ (Robusta) |
33,100 |
-300 |
GIA LAI |
||
— Ia Grai (Robusta) |
33,000 |
-300 |
_Pleiku |
32.900 |
-300 |
ĐẮK NÔNG |
||
— Gia Nghĩa (Robusta) |
33.000 |
-400 |
KON TUM |
||
— Đắk Hà (Robusta) |
33.200 |
-300 |
HỒ CHÍ MINH |
||
— R1 |
34,400 |
-300 |
Ảnh minh họa: internet
Ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, cho biết việc giá cà phê xuống mức rất thấp và kéo dài hơn 2 năm qua, cộng thêm những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đã tác động lớn đến ngành cà phê Việt Nam. Cà phê bán ra không đủ bù đắp chi phí sản xuất, khiến người nông dân không thể trả được lãi vay ngân hàng. Để giải quyết tình trạng này, doanh nghiệp cần tăng cường năng lực chế biến cà phê rang xay, hòa tan để nâng cao giá trị sản phẩm xuất khẩu cũng như tiêu thụ nội địa. Từ đó, hỗ trợ nông dân vượt qua khủng hoảng giá cả.
Theo bà con nông dân trồng cà phê, những ngày giữa tháng 11 các nhà vườn trên địa bàn tỉnh bắt đầu bước vào vụ thu hoạch cà phê. Năm nay, năng suất cà phê giảm khá mạnh, cùng với đó giá cũng giảm mạnh, nếu như năm ngoái, đầu mùa giá cà phê ở mức 38.000 đồng/kg, thì năm nay đầu mùa giá cà phê chỉ ở mức 31.000- 32.000 đồng/kg.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến năm 2018, diện tích cà phê Việt Nam đạt 645.217 ha, năng suất 2,7 tấn/ha, tổng sản lượng 1,6 triệu tấn/năm, trong đó cà phê vối chiếm 96%. Cả nước có 5 vùng sản xuất cà phê chính là: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc. Tây Nguyên là vùng chuyên canh cà phê lớn nhất cả nước, với 577.000 ha (chiếm 89%). Gần đây, Tây Nguyên nói riêng và các vùng sản xuất cà phê của Việt Nam cũng đang đối mặt với khó khăn do biến đổi khí hậu, lượng mưa thấp, gây thiếu nước ảnh hưởng đến sản xuất, trồng trọt cà phê.
Lũy kế 11 tháng năm 2019, xuất khẩu cà phê đạt 1,473 triệu tấn, trị giá 2,538 tỷ USD, giảm 14,6% về lượng và giảm 22,2% về trị giá so với 11 tháng năm 2018.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, ước tính, xuất khẩu cà phê tháng 11/2019 đạt 120 nghìn tấn, trị giá 207 triệu USD, tăng 37,1% về lượng và tăng 31,4% về trị giá so với tháng 10/2019, so với tháng 11/2018 giảm 13,9% về lượng và giảm 20,4% về trị giá. Lũy kế 11 tháng năm 2019, xuất khẩu cà phê đạt 1,473 triệu tấn, trị giá 2,538 tỷ USD, giảm 14,6% về lượng và giảm 22,2% về trị giá so với 11 tháng năm 2018.
Giá xuất khẩu bình quân cà phê tháng 11/2019 ước tính ở mức 1.725 USD/tấn, giảm 4,2% so với tháng 10/2019 và giảm 7,6% so với tháng 11/2018. Lũy kế 11 tháng năm 2019, giá xuất khẩu bình quân mặt hàng cà phê đạt mức 1.723 USD/tấn, giảm 8,9% so với cùng kỳ năm 2018.
Giá cà phê thế giới trái chiều
Trên thị trường thế giới, 8h30 ngày 10/10/2019 giá cà phê robusta giao tháng 01/2020 trên sàn Robusta (ICE Futures Europe) tăng 7 USD/tấn, tương đương 0,5%, lên mức 1.409USD/tấn, giá cà phê giao tháng 03/2020 giảm 11 USD/tấn, tương đương 0,78%, về mức 1.401USD/tấn, giá cà phê giao tháng 05/2020 giảm 12 USD/tấn, tương đương 0,84%, về mức 1.414USD/tấn, giá cà phê giao tháng 07/2020 giảm 14USD/tấn, tương đương 0,97% về mức 1.429USD/tấn.
Giá cà phê arabica giao tháng 3/2020 trên sàn (ICE Futures US) 8h30 ngày 10/12/2019, tăng 3,60 USD/tấn, tương đương 2,88% lên mức 1.284USD/tấn, giá giao tháng 5/2020 tăng 3,60USD/tấn, tương đương 2,84% lên mức 1.305USD/tấn, giá giao tháng 7/2020 tăng 3,60USD/tấn, tương đương 2,8%, lên mức 1.323USD/tấn, giá giao tháng 9/202 tăng 3,55 USD/tấn, tương đương 2,72%, lên mức 1.339USD/tấn.
Giá cà phê Robusta (ICE Futures Europe)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Số lượng |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
HĐ Mở |
1/20 |
1409 |
+7 |
+0.5 |
14101 |
1429 |
1388 |
1399 |
1402 |
32578 |
03/20 |
1401 |
-11 |
-0.78 |
17406 |
1422 |
1397 |
1405 |
1412 |
37535 |
05/20 |
1414 |
-12 |
-0.84 |
5175 |
1435 |
1411 |
1423 |
1426 |
28254 |
07/20 |
1429 |
-14 |
-0.97 |
2031 |
1449 |
1428 |
1435 |
1443 |
14746 |
Giá cà phê Arabica (ICE Futures US)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Số lượng |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
HĐ Mở |
03/19 |
128.40 |
+3.60 |
+2.88 |
38458 |
132 |
123.20 |
123.50 |
124.80 |
123664 |
05/20 |
130.55 |
+3.60 |
+2.84 |
12387 |
133.90 |
125.40 |
125.65 |
126.95 |
64056 |
07/20 |
132.30 |
+3.60 |
+2.8 |
7319 |
135.65 |
127.20 |
127.45 |
128.70 |
36824 |
09/20 |
133.90 |
+3.55 |
+2.72 |
3910 |
137.10 |
128.85 |
129.05 |
130.35 |
20116 |
Theo báo cáo từ Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO), xuất khẩu cà phê hòa tan của Colombia giảm 9,2%. Tuy nhiên, tổng số 672.791 bao tính đến nay là tổng xuất khẩu cà phê hòa tan cao thứ hai của Colombia trong giai đoạn này. Mỹ tiếp tục là thị trường chính của cà phê Colombia, chiếm 44,8% xuất khẩu trong tháng 10, theo sau là Đức với thị phần 9,2%.
Xuất khẩu từ châu Á và châu Đại Dương giảm 23,5% xuống 2,26 triệu bao. Sự suy giảm chủ yếu phản ánh các lô hàng từ Việt Nam giảm mạnh.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ước tính xuất khẩu của Việt Nam đạt 1,45 triệu bao trong tháng 10. Xuất khẩu giảm mạnh đi kèm với các báo cáo về việc nông dân trì hoãn việc bán cà phê do giá trong nước thấp.
Sự suy giảm cũng được thấy ở Ấn Độ, nơi sản xuất bị ảnh hưởng bởi thời tiết thất thường, mưa lớn và lũ lụt trong hai năm qua. Các báo cáo địa phương cũng cho rằng vụ thu hoạch thấp hơn với tỉ lệ sâu đục thân trắng đầu năm tăng cao.
Xuất khẩu từ Ấn Độ ước tính đạt 350.000 bao vào tháng 10, thấp hơn 2,5% so với cùng kì năm trước và 22% so với cùng kì năm 2017. Trong khi đó, xuất khẩu từ Indonesia cũng giảm trong bối cảnh nguồn cung từ Sumatra bị thắt chặt, tăng gấp đôi lên tới 34.464 bao vào tháng 10.
Xuất khẩu của Uganda đạt 378.238 bao, dẫn đầu xuất khẩu từ châu Phi, tiếp theo là Ethiopia. Tổng khối lượng xuất khẩu từ khu vực này là 958.055 bao.
So với tháng 10 năm ngoái, xuất khẩu cà phê arabica từ Uganda giảm 30% xuống 75.501 bao trong khi xuất khẩu cà phê robusta tăng 24,6% lên 302.737 bao. Xuất khẩu cà phê arabica từ Uganda giảm trong hầu hết năm 2019, giảm 16,6% trong 10 tháng đầu năm.
Tuy nhiên, sự gia tăng xuất khẩu của cà phê robusta đã bù đắp cho sự sụt giảm và kết quả là tổng xuất khẩu từ nước này tăng 7,4%. Cơ quan Phát triển Cà phê Uganda cho rằng sự gia tăng trong vụ thu hoạch chính này là do thời tiết thuận lợi trong năm 2019.
Với khối lượng xuất khẩu 403.635 bao, Mexico và Trung Mỹ bắt đầu năm tài chính mới với mức giảm 17,3%. Tổng xuất khẩu của khu vực này bị kéo xuống bởi các lô hàng giảm từ Costa Rica, Honduras và Mexico.