Giá cà phê hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 34.000 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 32.900 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng quay đầu giảm 100 đồng/kg, huyện Bảo Lộc giá cà phê về mức 33.000 đồng/kg, tại Lâm Hà và Di Linh giá cà phê về ngưỡng 32.9000 đồng/kg.
Song song đó, giá cà phê tại Đắk Lắk cũng giảm 100 đồng/kg, tại huyện Cư M'gar giá cà phê giảm về ngưỡng 34.000 đồg/kg và tại Buôn Hồ giảm về mức 33.800 đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai giảm 100 đồng/kg về mức 33.500 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông giảm 100 đồng/kg về ngưỡng 33.500 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum giảm 100 đồng/ kg về mức 34.100 đồng/kg.
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM giảm 100 đồng/kg về mức 35.200đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
||
— Bảo Lộc (Robusta) |
33,000 |
-100 |
— Di Linh (Robusta) |
32,900 |
-100 |
— Lâm Hà (Robusta) |
32,900 |
-100 |
ĐẮK LẮK |
||
— Cư M'gar (Robusta) |
34,000 |
-100 |
— Buôn Hồ (Robusta) |
33,800 |
-100 |
GIA LAI |
||
— Ia Grai (Robusta) |
33,500 |
-100 |
ĐẮK NÔNG |
||
— Gia Nghĩa (Robusta) |
33.500 |
-100 |
KON TUM |
||
— Đắk Hà (Robusta) |
34.100 |
-100 |
HỒ CHÍ MINH |
||
— R1 |
35,200 |
-100 |
Ảnh minh họa: internet
Tháng 8, giá cà phê nhân xô Robusta trong nước biến động không đồng nhất. Ngày 28/8, giá cà phê nhân xô Robusta tại tỉnh Lâm Đồng giảm 0,3% so với ngày 31/7/2019, xuống còn 32.500-32.600 đồng/kg. Trong khi đó, giá cà phê nhân xô Robusta tăng từ 0,3 - 0,9% tại các tỉnh Đắk Lắc, Gia Lai, Đắk Nông, Kon Tum, phổ biến quanh mức 33.400 - 33.800 đồng/kg. Tại các kho quanh khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28/8 cà phê Robusta loại R1 tăng 0,9% so với cuối tháng 7/2019, lên mức 34.900 đồng/kg.
Theo ước tính, xuất khẩu cà phê tháng 8 đạt 130 nghìn tấn, trị giá 220 triệu USD, giảm 7,4% về lượng và giảm 8,7% về trị giá so với tháng 7/2019, so với tháng 8/2018 giảm 15,1% về lượng và giảm 21,9% về trị giá.
Giá xuất khẩu bình quân mặt hàng cà phê trong tháng 8/2019 đạt mức 1.692 USD/tấn, giảm 1,4% so với tháng 7/2019 và giảm 8,1% so với tháng 8/2018. Lũy kế 8 tháng đầu năm 2019, giá xuất khẩu bình quân mặt hàng cà phê đạt mức 1.706 USD/tấn, giảm 10,9% so với cùng kỳ năm 2018.
Lũy kế 8 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cà phê đạt 1,19 triệu tấn, trị giá 2,03 tỉ USD, giảm 10,3% về lượng và giảm 20% về trị giá so với 8 tháng đầu năm 2018.
Theo Cục Chế biến và Phát triển Nông sản, giá cà phê trong tháng 8 giảm khiến nguồn cung cà phê sụt giảm ở các nước trồng cà phê chính. Reuteurs đưa tin một số người trồng cà phê ở Colombia và Trung Mỹ đã bỏ vườn vì giá cà phê quá thấp trong khi chi phí sản xuất cao.
Về góc độ thương mại, cà phê giảm là một yếu tố thuận lợi kích thích các nước nhập khẩu tiêu dùng và dự trữ cà phê nhiều hơn, đặc biệt là khối EU với cà phê là một trong những đồ uống được ưa chuộng.
Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản dự báo, giá cà phê trong ngắn hạn sẽ tăng do nguồn cung có phần sụt giảm từ các nước sản xuất chính, tuy nhiên giá sẽ vẫn ở mức thấp trong nhiều năm. Ngoài ra, nhu cầu tiêu dùng cà phê tăng nhanh hơn so với sản xuất sẽ thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu cà phê trong trung và dài hạn.
Tăng trưởng sản lượng cà phê trong 9 tháng đầu niên vụ 2018/19 chỉ đạt 1,9% trong khi tăng trưởng tiêu dùng đạt mức 2,1%.
Giá cà phê thế giới trái chiều
Trên thị trường thế giới, 8h40 ngày 13/9/2019 giá cà phê robusta giao tháng 12/2019 trên sàn Robusta (ICE Futures Europe) giảm 7USD/tấn, tương đương 0,52%, về mức 1.331USD/tấn, giá cà phê giao tháng 01/2020 giảm 6USD/tấn, tương đương 0,44%, về mức 1.356 USD/tấn, giá cà phê giao tháng 03/2020 giảm 4USD/tấn, tương đương 0,29%, về mức 1.383USD/tấn, giá cà phê giao tháng 05/2020 giảm 4 USD/tấn, tương đương 0,28% về mức 1.409USD/tấn.
Giá cà phê arabica giao tháng 12/2018 trên sàn (ICE Futures US) 8h40 ngày 12/9/2019, tăng 0,20USD/tấn, tương đương 0,19% lên mức 1036USD/tấn, giá giao tháng 3/2020 tăng 0,25 USD/tấn, tương đương 0,23% lên mức 1.071USD/tấn, giá giao tháng 5/2020 tăng 0,25 USD/tấn, tương đương 0,23%, lên mức 1.094USD/tấn, giá giao tháng 7/202 tăng 0,30USD/tấn, tương đương 0,27%, lên mức 1.116USD/tấn.
Giá cà phê Robusta (ICE Futures Europe)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Số lượng |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
HĐ Mở |
11/19 |
1331 |
-7 |
-0.52 |
6761 |
1335 |
1316 |
1331 |
1338 |
69312 |
01/20 |
1356 |
-6 |
-0.44 |
3522 |
1359 |
1342 |
1350 |
1362 |
31817 |
03/20 |
1383 |
-4 |
-0.29 |
1474 |
1384 |
1369 |
1375 |
1387 |
18029 |
05/20 |
1409 |
-4 |
-0.28 |
411 |
1411 |
1398 |
1401 |
1413 |
7441 |
Giá cà phê Arabica (ICE Futures US)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Số lượng |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
HĐ Mở |
12/19 |
103.60 |
+0.20 |
+0.19 |
27973 |
103.85 |
101.15 |
102.80 |
103.40 |
132067 |
03/20 |
107.15 |
+0.25 |
+0.23 |
10979 |
107.40 |
104.75 |
106.05 |
106.90 |
56770 |
05/20 |
109.45 |
+0.25 |
+0.23 |
5784 |
109.75 |
107 |
109 |
109.20 |
27858 |
07/20 |
111.65 |
+0.30 |
+0.27 |
2582 |
111.90 |
109.45 |
110.70 |
111.35 |
19996 |
Theo báo cáo của Tổ chức Cà phê thế giới (ICO), sản lượng cà phê toàn cầu trong năm tài chính 2018 – 2019 ước đạt 169,73 triệu bao, tăng 3,9% so với niên vụ 2017 – 2018
Sản xuất cà phê tại Nam Mỹ ước tăng 4,9% lên 81,13 triệu, gồm cả sản lượng sửa đổi thêm một triệu bao của Brazil trong tháng trước.
Sản lượng từ châu Á & châu Đại Dương tăng 4,1% lên 48,68 triệu bao và từ châu Phi tăng 2,9% lên 18,21 triệu bao. Sản lượng tại Mexico và Trung Mỹ chỉ tăng 0,4% lên 21,72 triệu bao.
Trong tháng 7, xuất khẩu cà phê thế giới tăng 9,5% lên 11,34 triệu bao so với cùng kì năm ngoái bởi nguồn cung dồi dào và giá cao hơn.
Cũng theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), Trong giai đoạn 10 tháng đầu năm, Brazil đã xuất khẩu 31,83 triệu bao cà phê xanh, tăng 38,4% so với cùng kì năm ngoái và chiếm khoảng 31,9% tổng số lượng cà phê xanh toàn cầu.
Xuất khẩu cà phê xanh từ Việt Nam đạt 22 triệu bao, chiếm 22% tổng số và trở thành nhà xuất khẩu cà phê xanh lớn thứ hai thế giới.
Cà phê xanh xuất khẩu của Colombia tăng 7,1% lên 10,52 triệu bao khi sản lượng tăng. Tuy nhiên, xuất khẩu từ cả Honduras và Uganda đều giảm lần lượt 2,3% và 3,1% xuống còn 6,29 triệu bao và 3,6 triệu bao.
Các thị trường chính của cà phê xanh là Mỹ, Đức, Bỉ, Italy và Nhật Bản. Tổng khối lượng xuất khẩu đến 5 quốc gia này đạt 32,48 triệu bao, chiếm 32,5% tổng lượng cà phê xanh xuất khẩu trong tháng 10 đầu năm.
Mexico, Colombia, Việt Nam, Brazil và Cộng hòa Dominican đại diện cho 5 nhà xuất khẩu cà phê rang xay lớn nhất thế giới, chiếm 92,7% tổng số.
Mexico xuất khẩu 183.832 bao cà phê rang trong khi Colombia xuất khẩu 124.560 bao. Xuất khẩu cà phê rang xay từ Việt Nam giảm 19,8% còn 116.407 bao và từ Brazil giảm 1,1% xuống còn 15.874 bao.
Tuy nhiên, Cộng hòa Dominican đã tăng các lô hàng cà phê rang lên 45,9% lên 11.054 bao. Tổng khối lượng xuất khẩu từ các tiểu bang chiếm khoảng 60% tổng số.
Mỹ là thị trường chính của cà phê rang, chiếm khoảng 60% tổng số sản lượng xuất khẩu trong 10 tháng đầu năm.