Giá cà phê hôm nay 14/12/2019: Quay đầu giảm 600-700 đồng/kg

(VOH) - Giá cà phê ngày 14/12 quay đầu giảm 400- 700 đồng/kg tại hầu hết các địa phương trồng cà phê trọng điểm Tây Nguyên và Miền Nam. Giá cà phê thế giới giảm mạnh gần 5%.

Giá cà phê hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 32.800 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 32.300 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng giảm 600đồng/kg, tại Di Linh và Bảo Lộc dao động lên  mức 32.300 đồng/kg, giá cà phê tại Lâm Hà tăng lên mức 32.400đồng/kg.

Song song đó, giá cà phê tại Đắk Lắk cũng giảm, ở huyện Cư M'gar giá cà phê giảm 700 đồng/kg về ngưỡng 32.800 đồng/kg và tại Buôn Hồ giá cà phê giảm 600 đồng/kg về mức 32.700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai giảm 600 đồng/kg, ở Ia Grai về ngưỡng 32.600 đồng/kg,  Pleiku giá cà phê  giảm về mức 32.600 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông  giảm 400 đồng/kg  về  mức 32.700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum giảm 700 đồng/kg  về  mức 32.800 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM cũng giảm 700 đồng/kg về ngưỡng 34.000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

— Bảo Lộc (Robusta)

32,300

-600

— Di Linh (Robusta)

32,300

-600

— Lâm Hà (Robusta)

32,400

-600

ĐẮK LẮK

— Cư M'gar (Robusta)

32,800

-700

— Buôn Hồ (Robusta)

32,700

-600

GIA LAI

— Ia Grai (Robusta)

32,600

-600

_Pleiku 

32.600

-600

ĐẮK NÔNG

— Gia Nghĩa (Robusta)

32.700

-400

KON TUM

— Đắk Hà (Robusta)

32.800

-700

HỒ CHÍ MINH

— R1

34,000

-700

Giá cà phê hôm nay 14/12/2019

Ảnh minh họa: internet

Ngành cà phê Việt Nam đang chịu ảnh hưởng vì khủng hoảng giá, kim ngạch xuất khẩu giảm gần 500 triệu USD. Trong khi đó, việc tái canh gặp nhiều khó khăn.

Niên vụ 2018-2019, cả nước có gần 690.000 ha cà phê, sản lượng đạt xấp xỉ 1 triệu 700.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu gần 3 tỷ USD. So với niên vụ trước, sản lượng giảm khoảng 3%, còn kim ngạch giảm tới hơn 14%.

Theo Hiệp hội Cà  phê Ca  cao Việt Nam, giá cà phê xuất khẩu niên vụ này ở mức thấp kỷ lục trong vòng 10 năm lại đây, có thời điểm xuống mức 1.207 USD/tấn đối với cà phê Robusta, 88 cent/lb đối với cà phê Arabica. Trước tình hình khủng hoảng về giá như vậy, các nước sản xuất cà phê đã nhóm họp lại để bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành cà phê trên toàn thế giới.

Đối với giá cà phê nội địa, nếu như đầu niên vụ trước ở mức trên 42.000 đồng/kg thì đầu vụ này chỉ ở mức 35.000 đồng/kg và liên tục giảm, hiện chỉ còn khoảng 30.000-32.000 đồng/kg. Những biến động về giá cả luôn theo chiều hướng bất lợi cho người làm cà phê khi chi phí đầu vào luôn tăng. Ở chiều ngược lại, giá bán cà phê lại liên tục ở mức rất thấp. Từ đó, khiến thu không đủ chi, nhiều vườn cà phê đã bị nông dân chặt bỏ, chuyển sang trồng các loại cây khác có giá trị hơn.

Cùng với khủng hoảng giá, ngành cà phê Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức khác. Điển hình là tình trạng cà phê già cỗi đang tăng nhanh. Mặc dù thời gian qua, việc tái canh cà phê tại Tây Nguyên đã được đẩy mạnh nhưng có một thực tế là diện tích cà phê già vẫn còn rất lớn.

Tại Tây Nguyên, diện tích cà phê trên 20 năm tuổi hiện có khoảng 86.000 ha, chiếm 16%, diện tích cà phê 15 - 20 năm tuổi khoảng 140.000 ha, chiếm khoảng 26%. Trong khi đó, việc tái canh lại gặp rất nhiều khó khăn. Kết quả điều tra của Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên gần đây cho thấy, tỷ lệ vườn cà phê tái canh thất bại lên tới 38%. Nguyên nhân được xác định là do nông dân chưa áp dụng đúng quy trình tái canh do Bộ NN&PTNT ban hành.

Ở khía cạnh khách quan, tình hình sản xuất cà phê cả nước cũng đang chịu nhiều ảnh hưởng bởi thời tiết, khí hậu. Hết hạn hán đến lũ lụt, liên tục làm thiệt hại nghiêm trọng vùng trồng cà phê trọng điểm Tây Nguyên.

Lũy kế 11 tháng năm 2019, xuất khẩu cà phê đạt 1,473 triệu tấn, trị giá 2,538 tỷ USD, giảm 14,6% về lượng và giảm 22,2% về trị giá so với 11 tháng năm 2018.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, ước tính, xuất khẩu cà phê tháng 11/2019 đạt 120 nghìn tấn, trị giá 207 triệu USD, tăng 37,1% về lượng và tăng 31,4% về trị giá so với tháng 10/2019, so với tháng 11/2018 giảm 13,9% về lượng và giảm 20,4% về trị giá. Lũy kế 11 tháng năm 2019, xuất khẩu cà phê đạt 1,473 triệu tấn, trị giá 2,538 tỷ USD, giảm 14,6% về lượng và giảm 22,2% về trị giá so với 11 tháng năm 2018.

Giá xuất khẩu bình quân cà phê tháng 11/2019 ước tính ở mức 1.725 USD/tấn, giảm 4,2% so với tháng 10/2019 và giảm 7,6% so với tháng 11/2018. Lũy kế 11 tháng năm 2019, giá xuất khẩu bình quân mặt hàng cà phê đạt mức 1.723 USD/tấn, giảm 8,9% so với cùng kỳ năm 2018.

Giá cà phê thế giới gim gn 5%

Giá cà phê Robusta (ICE Futures Europe)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

HĐ Mở

01/20

1402

-33

-2.3

4366

1455

1399

1440

1435

14830

03/20

1417

-30

-2.07

10303

1462

1414

1454

1447

37542

05/20

1434

-28

-1.92

4396

1477

1431

1470

1462

28861

07/20

1451

-29

-1.96

821

1493

1448

1488

1480

14428

Giá cà phê Arabica (ICE Futures US)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

HĐ Mở

03/19

130.90

-6.35

-4.63

46001

140.30

129.20

138.50

137.25

121471

05/20

133

-6.40

-4.59

15034

142.45

131.40

140.40

139.40

65521

07/20

134.75

-6.40

-4.53

8295

144.20

133.25

142.15

141.15

33480

09/20

136.35

-6.45

-4.52

4825

145.80

134.85

143.80

142.80

21025

Sản lượng cà phê Ấn Độ giảm còn 5,16 triệu bao (60 kg) trong năm 2018 - 2019. Những cơn mưa lớn của gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc dẫn đến năng suất thấp hơn cho vụ mùa cà phê arabica.

Dự báo xuất khẩu sau khi được điều chỉnh giảm 2% xuống còn 5,71 triệu bao 60 vì giá cà phê Ấn Độ cao hơn đáng kể so với các nước khác trên thị trường thế giới.

Dự báo sản lượng cà phê trong năm 2019 - 2020 giảm nhẹ xuống còn 5,16 triệu bao (tương đương 309.600 tấn). Ước tính sản lượng cà phê arabica ở mức 1,25 triệu bao (75.000 tấn) và cà phê robusta ở mức 3,91 triệu bao (234.600 tấn).

Chính phủ Ấn Độ không dự trữ bất cứ lượng cà phê nào mà tất cả đều thuộc về sở hữu của nhà sản xuất hoặc thương nhân.

Theo dữ liệu của Ban cà phê Ấn Độ, giá bán tại trang trại trong nước vẫn cao hơn nhiều so với năm ngoái.

Mặc dù nông dân dự đoán giá cao hơn dự kiến, nhưng có chính phủ khuyến khích nên hạn chế dự trữ quá cao vì sản lượng ở các nước sản xuất lớn khác có thể sẽ khiến giá quốc tế giảm xuống, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá trong nước.

Giá cà phê hôm nay 13/12/2019: Phục hồi tăng đến 300 đồng/kg- Giá cà phê ngày 13/12 phục hồi tăng từ 100- 300 đồng/kg tại hầu hết các địa phương trồng cà phê trọng điểm Tây Nguyên và Miền Nam. Giá cà phê trong nước tăng theo giá thế giới.
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 14/12/2019: Đồng Bảng Anh, Nhân dân tệ cùng tăng– So với đồng USD, đồng bảng Anh tăng lên mức 1 bảng Anh đổi 1,3516 USD, mức cao nhất từ tháng 5/2018. Đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc cũng tăng trước thông tin khả quan về thỏa thuận ...
Bình luận