Giá cà phê trong nước hôm nay, giá cao nhất là 64.900 đồng/kg tại Đắk Nông, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 64.100 đồng/kg.
Phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Bảo Lộc tăng 200 đồng/kg, Lâm Hà (Lâm Đồng) ở mức 64.200 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 64.100 đồng/kg.
Giá cà phê tăng tại Đắk Lắk tăng 200 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 64.800 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 64.700 đồng/kg.
Giá cà phê ở Pleiku (Gia Lai) tăng 200 đồng/kg với mức giá 64.400 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 64.400 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 200 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 64.900 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum tăng 200 đồng/kg, dao động ở mức 64.900 đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
||
Bảo Lộc (Robusta) |
64.200 |
+200 |
Lâm Hà (Robusta) |
64.200 |
+200 |
Di Linh (Robusta) |
64.100 |
+200 |
ĐẮK LẮK |
||
Cư M'gar (Robusta) |
64.800 |
+200 |
Buôn Hồ (Robusta) |
64.700 |
+200 |
GIA LAI |
|
|
Pleiku (Robusta) |
64.400 |
+200 |
Ia Grai (Robusta) |
64.400 |
+200 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
Gia Nghĩa (Robusta) |
64.900 |
+200 |
KON TUM |
||
Đắk Hà (Robusta) |
64.900 |
+200 |
Thị trường cà phê trong nước hôm nay tăng trở lại 200 đồng/kg và đang tiến sát ngưỡng 65.000 đồng/kg.
Hiện địa phương vào đầu mùa mưa, là thời điểm thuận lợi xuống giống cà phê. Năm nay, thị trường xuất hiện tình trạng khan hiếm nguồn hàng cây giống, giá tăng cao so với những năm trước.
Các chủ cơ sở kinh doanh cho biết, những năm gần đây, chưa có khi nào "cháy" hàng cây cà phê giống như năm nay. Cũng vì hiếm hàng nên giá cây cà phê giống cũng tăng lên nhiều.
Cụ thể, giá cà phê thực sinh ở đây chủ yếu được bán giá 4.000 – 6.000 đồng/cây, cà phê ghép có giá từ 14.000 – 16.000 đồng/cây. Một số cửa hàng bán giá "mềm" hơn khoảng 500 đồng/cây so với mặt bằng chung. Giá cà phê giống hiện tại ở đây cao hơn khoảng 1.500 – 2.000 đồng/cây so với thời điểm mới bắt đầu mùa mưa.
Tình trạng khan hàng, tăng giá cà phê giống khiến nông dân gặp khó do chi phí sản xuất tăng cao. Những hộ trồng mới, hoặc tái canh diện tích lớn thì chi phí sẽ tăng cao do cây giống và các vật tư khác đều có giá tăng, trong khi chưa biết giá cà phê những năm tới thế nào, nên có thể có những rủi ro.
Tại thị trường trong nước, tính đến ngày 12/6 giá cà phê robusta nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên đã chạm ngưỡng kỷ lục 64.400 – 65.000 đồng/kg, tăng hơn 60% (tương ứng 24.200 – 24.700 đồng/kg) so với đầu năm nay.
Ông Thái Như Hiệp, Chủ tịch HĐTV, Giám đốc Công ty TNHH Vĩnh Hiệp - doanh nghiệp xuất khẩu cà phê lớn nhất Việt Nam, đồng thời là Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (VICOFA), nhận định rằng giá cà phê trong nước có thể lên đến 70.000 đồng/kg, đồng thời thiết lập mặt bằng mới khoảng trên 50.000 đồng/kg sau thời gian dài duy trì quanh mức 30.000 - 40.000 đồng/kg.
Mặc dù giá cà phê tăng cao kỷ lục nhưng nông dân và các doanh nghiệp xuất khẩu lại không mấy hưởng lợi bởi nông dân gần như đã bán hết cà phê trước đó, trong khi lo ngại về chi phí tài chính cao khiến nhiều doanh nghiệp không dám trữ hàng.
Hiện phần lớn cà phê đang nằm ở trong kho các doanh nghiệp nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh, nên các doanh nghiệp này được cho là hưởng lợi chính trong đợt tăng giá kỷ lục.
Giá cà phê thế giới
Theo khảo sát giá cà phê sáng ngày 14/6, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London đảo chiều tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 tăng 7 USD, lên 2.713 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 9 tăng 8 USD, lên 2.689 USD/ tấn.
Giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York sụt giảm liên tiếp phiên thứ ba. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 giảm thêm 2,80 cent, xuống 182,75 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9 cũng giảm thêm 2,80 cent, xuống178,70 cent/lb.
Thị trường cà phê thế giới ở cả 2 sàn hôm nay giảm thêm hơn 1,5% ở sàn New York nhưng lại quay đầu tăng nhẹ ở sàn London.
Arabica tiếp tục giảm và Robusta đảo chiều hồi phục nhẹ. Nguyên nhân Robusta tăng nhẹ là do tồn kho tại sàn London giảm xuống ở mức thấp 6 tuần và nguồn cung Việt Nam có dấu hiệu cạn kiệt, trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu về cà phê Robusta vẫn còn cao.
Tồn kho đạt chuẩn sàn NewYork ghi nhận giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 6,5 tháng qua, xuống 550,354 bao, tính đến ngày 12/6. Thông tin này góp phần kiềm hãm đà giảm giá của cà phê Arabica.
Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) cũng đưa ra nhận định tương tự khi cho rằng giá cà phê robusta đang được hưởng lợi từ những yếu tố cơ bản của thị trường, đặc biệt là từ phía cầu. Trong 7 tháng đầu niên vụ 2022-2023 (tháng 10/2022 đến tháng 4/2023), xuất khẩu cà phê robusta toàn cầu tăng 0,7% trong khi arabica giảm tới 10,4%.
Sự biến động trái chiều về khối lượng xuất khẩu đã phản ánh sự thay đổi trong cách pha, phối trộn cà phê hòa tan từ arabica sang robusta do chi phí sinh hoạt tăng cao do lạm phát.
Thị trường tài chính toàn cầu đang chờ đợi kết quả phiên họp điều hành chính sách tiền tệ đang diễn ra với suy đoán Fed sẽ duy trì lãi suất hiện hành và các tín hiệu cho phiên họp tiếp theo.
Áp lực đáo hạn hợp đồng quyền chọn vẫn tiếp tục diễn ra trên hầu hết các thị trường, nhất là các thị trường cà phê phái sinh đang ở trạng thái “quá mua”.