Chờ...

Giá cà phê hôm nay 16/7/2019: Nóng trên cả 2 sàn sau nhiều ngày giảm giá

(VOH) - Giá cà phê hôm nay 16/7 quay đầu tăng 200 đồng/kg tại hầu hết các địa phương trồng tiêu trọng điểm Tây Nguyên và miền Nam do giá thế giới cũng đồng loạt tăng.

Giá cà phê hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 34.300 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 33.200 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng tăng 200đồng/kg, huyện Bảo Lộc là 33.300 đồng/kg, tại Lâm Hà và Di Linh ở  ngưỡng 33.200 đồng/kg.

Trong khi đó, giá cà phê tại Đắk Lắk cũng tăng 200 đồng/kg, ở huyện Cư M'gar gía tăng lên ngưỡng 34.300 đồng/kg , Buôn Hồ tăng lên mức 34.200 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai cũng tăng 200 đồng/kg lên mức  34.000 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông  tăng 200 đồng/kg lên  ngưỡng 34.000 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum tăng 200 đồng/kg lên mức 34.200 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 200 đồng/kg lên ngưỡng 35.300đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

— Bảo Lộc (Robusta)

33,300

+200

— Di Linh (Robusta)

33,200

+200

— Lâm Hà (Robusta)

33,200

+200

ĐẮK LẮK

— Cư M'gar (Robusta)

34,300

+200

— Buôn Hồ (Robusta)

34,200

+200

GIA LAI

— Ia Grai (Robusta)

34,000

+200

ĐẮK NÔNG

— Gia Nghĩa (Robusta)

34.000

+200

KON TUM

— Đắk Hà (Robusta)

34.200

+200

HỒ CHÍ MINH

— R1

35,300

+200


Ảnh minh họa: internet

Hiện nay trái cà phê vụ mới đang phát triển tốt với lượng mưa vừa đủ. Các thương nhân tại Việt Nam đã chào cà phê robusta loại 2 với 5% hạt đen và vỡ ở mức cộng 90 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 9/2019.

Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) dự báo giá cà phê thế giới và trong nước trong ngắn hạn sẽ giảm do thị trường cà phê toàn cầu tiếp tục dư thừa nguồn cung.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) mới đây cũng cho biết Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sản lượng cà phê thế giới niên vụ 2019 - 2020 đạt hơn 169 triệu bao (khối lượng 60 kg/bao), giảm 5,4 triệu bao so với niên vụ 2018/2019.

Cơ quan này dự báo sản lượng cà phê của Việt Nam niên vụ 2019 - 2020 tăng thêm 100.000 bao so với niên vụ 2018/2019 với mức kỉ lục 30,5 triệu bao.

Tiêu thụ cà phê toàn cầu đạt mức kỉ lục gần 168 triệu USD, hàng tồn kho cuối kỳ sẽ giảm 2,8 triệu bao, xuống còn 33,5 triệu bao.

Bộ Nông nghiệp Mỹ cũng hạ dự báo lượng cà phê xuất khẩu trên thế giới giảm từ 800.000 bao xuống còn gần 117 triệu bao do xuất khẩu từ Brazil thấp hơn nhiều so với các lô hàng từ Indonesia và Việt Nam.

Trên thị trường thế giới, trong tháng 6, giá cà phê thế giới biến động giảm. So với tháng trước, giá cà phê robusta giao tháng 7 thị trường London giảm 97 USD/tấn xuống còn hơn 1.380 USD/tấn.

Báo cáo từ Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) cho biết Nhập khẩu cà phê của EU từ Brazil và Việt Nam tăng lần lượt 12,5% lên 8,92 triệu bao và 5% lên 6,41 triệu bao trong nửa đầu năm 2018 - 2019.

Tuy nhiên, khối lượng cà phê xuất khẩu từ Colombia sang thị trường EU giảm 2,7% xuống còn 1,63 triệu bao và từ Honduras giảm 4,8% xuống còn 1,3 triệu bao. Xuất khẩu của Peru tăng 6,5% lên 1,54 triệu bao.

Nhập khẩu cà phê từ Brazil và Colombia chiếm 52,4% tổng khối lượng nhập khẩu của Mỹ trong 6 tháng đầu năm 2018 - 2019, trong đó Việt Nam chiếm 10,2%, Mexico 5,7% và Peru 5,1%.

Nhập khẩu cà phê của Mỹ từ Brazil tăng 24,5% lên 4,33 triệu bao và từ Colombia tăng 11,4% lên 3,52 triệu bao. Nhập khẩu từ Mexico lên tới 855.799 bao, cao hơn 6% so với cùng kì năm ngoái và từ Peru đã tăng 20% lên 767.411 bao.

Tương tự như EU và Mỹ, Brazil, Việt Nam và Colombia vẫn là nguồn cung cà phê chính của Nhật Bản trong nửa đầu năm 2018 - 2019, lần lượt chiếm 38,6%, 20,4% và 12,3%.

Ngoài ra Indonesia và Ethiopia  là hai nhà cung cấp lớn tiếp theo, chiếm 7,2% và 6% khối lượng nhập khẩu của Nhật Bản.

Cụ thể, khối lượng nhập khẩu cà phê của Nhật Bản từ Brazil tăng 36,4% lên 1,52 triệu bao, từ Ethiopia tăng 22,4% lên 235.787 bao và từ Indonesia tăng 15,3% lên 283.614 bao

Tuy nhiên, nhập khẩu từ Colombia đã giảm 23,4% xuống còn 480.734 bao trong khi nhập khẩu từ Việt Nam gần như không thay đổi, tăng nhẹ 0,6% lên 800.568 bao.

Việt Nam và Brazil là quốc gia sản xuất cà phê chính cho Nga, chiếm lần lượt 30,8% và 20,9%. Ngoài ra Ấn Độ chiếm 7,5% tổng số nhập khẩu.

Giá cà phê thế giới tăng gần 3%

Trên thị trường thế giới, 9h30 ngày 16/7/2019 giá cà phê robusta giao tháng 9/2019 trên sàn Robusta (ICE Futures Europe) tăng 10 USD/tấn, tương đương 0,7% lên mức 1.434USD/tấn, giá cà phê giao tháng 11/2019 cũng tăng 12USD/tấn, tương đương 0,83% lên mức 1.464 USD/tấn, giá cà phê giao tháng 1/2020 tăng 11USD/tấn, tương đương 0,74%, lên mức 1.491USD/tấn, giá cà phê giao tháng 3/2020 tăng 13 USD/tấn, tương đương 0,86%  lên  mức 1.517USD/tấn.

Giá cà phê arabica giao tháng 9/2018 trên sàn (ICE Futures US) 9h30 ngày  16/7/2019, tăng 3,60USD/tấn, tương đương 3,38%, lên mức 1.102USD/tấn, giá giao tháng 12/2019 tăng 3,60USD/tấn, tương đương 3,26%, lên mức 1.140USD/tấn, giá giao tháng 3/2020 tăng 3,60 USD/tấn, tương đương 3,16%, lên mức 1.176USD/tấn, giá giao tháng 5/2020 tăng 3,55USD/tấn, tương đương 3,05%, lên mức 1.199USD/tấn.

Giá cà phê Robusta (ICE Futures Europe)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

HĐ Mở

09/19

1434

+10

+0.7

8261

1441

1395

1428

1424

58433

11/19

1464

+12

+0.83

4777

1471

1426

1453

1452

26273

1/20

1491

+11

+0.74

1745

1497

1454

1482

1480

11943

3/20

1517

+13

+0.86

478

1518

1479

1506

1504

9869

Giá cà phê Arabica (ICE Futures US)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

HĐ Mở

09/19

110.25

+3.60

+3.38

26291

110.65

104.45

106.45

106.65

112815

12/19

114

+3.60

+3.26

7381

114.40

108.25

110.40

110.40

61983

3/20

117.65

+3.60

+3.16

3592

118

111.90

114.10

114.05

33205

5/20

119.90

+3.55

+3.05

2268

120.20

114.20

116.35

116.35

23621

Các công ty Nestle hay Nespresso sẵn sàng trả phí bảo hiểm cho cà phê Zimbabwe, bảo đảm cho những nhà sản xuất qui mô nhỏ quay trở lại trồng cà phê và đạt được mức lợi nhuận cao hơn trong bối cảnh giá cà phê giảm xuống mức 20 US cent/pound.

Người dân trồng cà phê lâu đời ở Zimbabwe gần như đã từ bỏ vụ mùa khi giá giảm xuống mức 20 US cent/pound vào đầu thiên niên kỉ, trong khi những nhà nhập khẩu nước ngoài đã bỏ đi khiến hơn 120 nông dân kinh doanh cà phê chịu thiệt hại nặng nề, theo Reuters.

Tuy nhiên các công ty như Nestle hay Nespresso giờ đây sẵn sàng trả phí bảo hiểm cho cà phê Zimbabwe và những nông dân sản xuất qui mô nhỏ đang quay trở lại canh tác cà phê, ngành nông nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng dưới thời cựu Tổng thống Robert Mugabe.

Sản lượng cà phê ở Zimbabwe đạt 430 tấn trong năm 2018, tăng 10% so với năm trước. Sản lượng năm nay được dự báo ở mức 500 tấn, theo các quan chức ngành cà phê.

Zimbabwe chưa bao giờ là một trong những nhà sản xuất hàng đầu thế giới, sản lượng đạt mức cao nhất chỉ khoảng 15.000 tấn vào cuối những năm 1990.

Tuy nhiên, hạt cà phê arabica của Zimbabwe được đánh giá cao bởi hương vị và màu sắc. Ngành cà phê từng cung cấp sinh kế cho hơn 20.000 nông dân nghèo tại Zimbabwe.

Công ty Nespresso, đã bắt đầu mua cà phê của Zimbabwe vào năm ngoái với mức phí cao hơn 30 - 40% so với giá quốc tế, đang thúc đẩy ngành cà phê hồi sinh phần nào.

Giá cà phê hôm nay 15/7/2019: 'Lặng sóng' trên cả 2 sàn ngay đầu tuần - Giá cà phê hôm nay 15/7 đồng loạt đứng yên tại hầu hết các địa phương trồng tiêu trọng điểm Tây Nguyên và miền Nam do giá thế giới cũng đi ngang.
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 16/7/2019: Đô la Mỹ có dấu hiệu tăng nhẹ  - Chỉ số đồng Đô la đến sáng nay lúc 6 giờ (VN) đã nhích lên mức 96,567 so với mức 96,472 trước đó tuy nhiên vẫn còn khả năng giảm lại.