Giá cà phê hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 31.600 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 30.800 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng phục hồi tăng 100 đồng/kg, ở huyện Bảo Lộc giá cà phê về mức 30.900 đồng/kg, tại Lâm Hà và Di Linh giá cà phê dao động trong ngưỡng 30.8000 đồng/kg.
Song song đó, giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 100 đồng/kg, ở huyện Cư M'gar giá cà phê lên ngưỡng 31.600 đồng/kg và tại Buôn Hồ giá cà phê lên mức 31.400 đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai tăng 100 đồng/kg lên mức 31.100 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 100 đồng/kg, dao động trong ngưỡng 31.300 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum cũng tăng 100 đồng/kg về mức 31.600 đồng/kg.
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 100 đồng/kg về mức 32.800đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
||
— Bảo Lộc (Robusta) |
30,900 |
+100 |
— Di Linh (Robusta) |
30,800 |
+100 |
— Lâm Hà (Robusta) |
30,800 |
+100 |
ĐẮK LẮK |
||
— Cư M'gar (Robusta) |
31,600 |
+100 |
— Buôn Hồ (Robusta) |
31,400 |
+100 |
GIA LAI |
||
— Ia Grai (Robusta) |
31,100 |
+100 |
ĐẮK NÔNG |
||
— Gia Nghĩa (Robusta) |
31.300 |
+100 |
KON TUM |
||
— Đắk Hà (Robusta) |
31.600 |
+100 |
HỒ CHÍ MINH |
||
— R1 |
32,800 |
+100 |
Ảnh minh họa: internet
Người trồng cà phê Việt Nam bước vào niên vụ cà phê mới 2019/20 với tâm lý không lạc quan do giá cà phê liên tục ở mức thấp, nhiều nơi trì hoãn việc tái canh diện tích cây già cỗi.
Trong bối cảnh giá cà phê thấp, ngành cà phê Việt Nam đang dần chuyển mình sang chế biến cà phê, tăng giá trị cho sản phẩm.
Theo số liệu của ICO, lượng cà phê rang xay xuất khẩu của Việt Nam 10 tháng đầu niên vụ 2018/19 giảm gần 20% xuống 116.407 bao. Tuy nhiên, lượng cà phê hòa tan xuất khẩu tăng mạnh tới 48% lên hơn 1 triệu bao.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, sản lượng cà phê Robusta của Việt Nam dự báo tăng 0,3%, lên 29,1 triệu bao (loại 60 kg) trong niên vụ 2019/20, tăng 10% so với 5 năm trước. Sản lượng cà phê của Brazil cũng tăng khoảng 10%, lên 18,3 triệu bao.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê trong nửa đầu tháng 9/2019 đạt 38,7 nghìn tấn, trị giá 67,91 triệu USD, giảm 35,1% về lượng và giảm 34,3% về trị giá so với 15 ngày cuối tháng 8/2019, so với 15 ngày đầu tháng 9/2018 giảm 34,7% về lượng và giảm 33,7% về trị giá. Lũy kế từ đầu năm đến giữa tháng 9/2019, xuất khẩu cà phê đạt 1,211 triệu tấn, trị giá 2,073 tỷ USD, giảm 12,6% về lượng và giảm 21,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Giá xuất khẩu bình quân cà phê trong nửa đầu tháng 9/2019 đạt mức 1.753 USD/tấn, tăng 1,2% so với nửa cuối tháng 8/2019 và tăng 1,4% so với nửa đầu tháng 9/2018. Lũy kế từ đầu năm đến giữa tháng 9/2019, giá xuất khẩu bình quân cà phê đạt mức 1.711 USD/tấn, giảm 10,2% so với cùng kỳ năm 2018.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Caocao Lương Văn Tự, do chịu tác động của cơ khủng hoảng giá một số hộ chuyển sang trồng các loại cây khác. Bên cạnh đó, khu vực Tây Nguyên vừa trải qua đợt lũ lụt, gây ngập úng nhiều diện tích trông cây cà phê.
Do đó, trong năm nay, Hiệp hội đã đưa ra dự báo niên vụ 2019 - 2020, sản lượng cà phê Việt Nam giảm khoảng 15% so với niên vụ trước đó.
Theo Tổ chức Cà phê Quốc tính (ICO), sản lượng cà phê Việt Nam niên vụ 2018 - 2019 ước giảm 1,3% so với niên vụ trước đó xuống còn 30 triệu bao (1 bao tương đương 60kg).
Như vậy, theo dự báo của Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam kèm dữ liệu của ICO, sản lượng cà phê niên vụ 2019 - 2020 đạt khoảng 25,5 triệu bao.
Giá cà phê thế giới tăng
Trên thị trường thế giới, 9h00 ngày 23/10/2019 giá cà phê robusta giao tháng 11/2019 trên sàn Robusta (ICE Futures Europe) tăng 8 USD/tấn, tương đương 0,66 %, lên mức 1.217USD/tấn, giá cà phê giao tháng 01/2020 cũng tăng 4USD/tấn, tương đương 0,32%, lên mức 1.248 USD/tấn, giá cà phê giao tháng 03/2020 tăng 3USD/tấn, tương đương 0,24%, lên mức 1.272USD/tấn, giá cà phê giao tháng 05/2020 tăng 3 USD/tấn, tương đương 0,23% lên mức 1.296USD/tấn.
Giá cà phê arabica giao tháng 12/2018 trên sàn (ICE Futures US) 9h00 ngày 23/10/2019, tăng 2,60 USD/tấn, tương đương 2,65% lên mức 989 USD/tấn, giá giao tháng 3/2020 tăng 2,60USD/tấn, tương đương 2,55% lên mức 1.023USD/tấn, giá giao tháng 5/2020 tăng 2,60USD/tấn, tương đương 2,55%, lên mức 1.045USD/tấn, giá giao tháng 7/202 tăng 2,55USD/tấn, tương đương 2,45%, lên mức 1.064USD/tấn.
Giá cà phê Robusta (ICE Futures Europe)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Số lượng |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
HĐ Mở |
11/19 |
1217 |
+8 |
+0.66 |
5934 |
1223 |
1203 |
1209 |
1209 |
18819 |
01/20 |
1248 |
+4 |
+0.32 |
8074 |
1254 |
1236 |
1243 |
1244 |
66945 |
03/20 |
1272 |
+3 |
+0.24 |
3201 |
1279 |
1261 |
1264 |
1269 |
34863 |
05/20 |
1296 |
+3 |
+0.23 |
1079 |
1303 |
1285 |
1293 |
1293 |
14196 |
Giá cà phê Arabica (ICE Futures US)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Số lượng |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
HĐ Mở |
12/19 |
98.90 |
+2.55 |
+2.65 |
25210 |
99.10 |
95.55 |
95.55 |
96.35 |
134916 |
03/20 |
102.30 |
+2.60 |
+2.61 |
9578 |
102.40 |
99.05 |
99.05 |
99.70 |
71231 |
05/20 |
104.50 |
+2.60 |
+2.55 |
4553 |
104.60 |
101.15 |
101.20 |
101.90 |
39644 |
07/20 |
106.45 |
+2.55 |
+2.45 |
3211 |
106.55 |
103.25 |
103.25 |
103.90 |
26482 |
Niên vụ 2018 - 2019, sản lượng cà phê toàn cầu đạt khoảng 170 triệu bao, cao hơn 10 triệu bao so với lượng tiêu thụ. Trong đó, Brazil đã sản xuất hơn 60 triệu bao.
Sự sụt giảm giá cà phê dẫn đến việc giảm nguyên liệu đầu vào, thuốc trừ sâu và các chi phí trang trại liên quan khác, theo trang AllAfrica.
Với 4 triệu bao cà phê được sản xuất mỗi năm, Uganda là quốc gia sản xuất cà phê lớn thứ hai ở châu Phi sau Ethiopia. Tại đây, cà phê trở thành nguồn thu ngoại tệ thứ hai sau du lịch.
Theo ông Fred Luzinda, Chủ tịch Liên đoàn Cà phê Uganda, 4,6 triệu bao cà phê 60 kg đã được xuất khẩu trong năm 2018, tạo ra doanh thu 492 triệu USD.
Giá xuất khẩu trung bình đạt mức 1,84 USD/kg trong năm 2018, thấp hơn mức 1,95 USD/kg trong năm 2017. Điều này đã ảnh hưởng tiêu cực đến các nhà xuất khẩu.
Tương tự Ethiopia và Brazil, Uganda là quốc gia mà một nửa số cà phê sản xuất ra được tiêu thụ trong nước. Các nhà sản xuất cà phê nước này đang có kế hoạch tiếp cận đa chiều trong việc thúc đẩy tiêu thụ và sản xuất nội địa.