Giá cà phê trong nước
Giá cà phê trong nước hôm nay đứng ở mức cao, giá cao nhất là 68.000 đồng/kg tại Đắk Lắc, Đắk Nông, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 67.200 đồng/kg.
Phiên giao dịch hôm nay giá cà phê Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) được thu mua với mức 67.200 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) ở mức 68.000 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê được thu mua cùng mức 67.900 đồng/kg.
Giá cà phê tại tỉnh Đắk Nông, thu mua ở mức 68.000 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 67.900 đồng/kg ở Đắk R'lấp.
Giá cà phê tại tỉnh Gia Lai ở mức 67.800 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 67.700 đồng/kg.
Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 67.700 đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
|
|
Bảo Lộc (Robusta) |
67.200 |
0 |
Lâm Hà (Robusta) |
67.200 |
0 |
Di Linh (Robusta) |
67.200 |
0 |
ĐẮK LẮK |
|
|
Cư M'gar (Robusta) |
68.000 |
0 |
Buôn Hồ (Robusta) |
67.900 |
0 |
GIA LAI |
|
|
Pleiku (Robusta) |
67.700 |
0 |
Chư Prông (Robusta) |
67.800 |
0 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
Gia Nghĩa (Robusta) |
68.000 |
0 |
KON TUM |
|
|
Đắk Hà (Robusta) |
67.700 |
0 |
Tính chung trong tuần qua, giá cà phê trong nước tăng từ 900 - 1.000 đồng/kg; và so với đầu tháng 12/2023, đã tăng đến hơn 8.000 đồng/kg.
Nguyên nhân giá cà phê trong nước tăng mạnh trong thời gian qua là do nông dân chậm bán vì tâm lý chờ đợi giá cao hơn.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia ngành hàng, giá cà phê tăng mạnh như hiện nay đem lại niềm vui cho người nông dân những sẽ khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu, bất kể là lớn hay nhỏ, gặp nhiều khó khăn trong việc gom hàng để giao đủ các hợp đồng đã ký.
Theo ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa), giá cà phê biến động khó lường đã gây ra một chuỗi khó khăn đối với các nhà xuất khẩu. Niên vụ 2022/2023 đã xảy ra sự cố là một số nhà cung ứng nội địa không giao hàng đúng hợp đồng do giá tăng cao và bản thân các nhà cung ứng cũng không mua được hàng, thậm chí bị găm hàng, bị hủy hợp đồng.
“Từ tháng 6 đến tháng 10, các doanh nghiệp gần như vỡ trận vì không có hàng giao theo hợp đồng. Đây là điều rất bất thường vì ngành cà phê Việt Nam vốn được đánh giá là có uy tín rất cao với các đối tác mua hàng. Trong 30 năm qua chưa bao giờ chúng tôi nghĩ Việt Nam có thể thiếu hàng” - ông Đỗ Hà Nam nhấn mạnh.
Thậm chí, trong năm vừa qua, Việt Nam đã phải nhập khẩu gần 100.000 tấn cà phê từ Brazil, Indonesia để trả nợ cho các hợp đồng. Đây là điều này chưa từng có trong lịch sử của ngành cà phê Việt Nam.
Tính đến ngày 12/12, giá thu mua cà phê robusta nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên dao động ở mức 59.800 – 60.700 đồng/kg, tăng 4% so với cách đây một tháng và tăng gần 50% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là mức giá tương đối cao so với thời điểm thu hoạch của nhiều năm trở lại đây.
Đang vào thời điểm đầu vụ thu hoạch 2023-2024, do đó giá cà phê trong nước chịu áp lực từ nguồn cung dồi dào. Tuy nhiên, đây vẫn là mức giá cao do thời gian qua, giá cà phê Việt Nam tăng lên mức kỷ lục. Do đó, mặc dù điều chỉnh, giá cà phê vẫn ở mức có lời cho người trồng.
Theo đánh giá triển vọng giá cà phê Việt Nam niên vụ 2023 - 2024 vẫn tích cực bởi nguồn cung suy giảm trong khi nhu cầu vẫn lớn. Hoạt động tiêu thụ trong năm tới vẫn khả quan do các nhà rang xay tìm đến cà phê robusta để phối trộn với arabica nhằm tiết giảm chi phí và dùng cho cà phê hoà tan.
Tiêu thụ trong nước (chiếm khoảng 10% sản lượng) cũng sẽ tăng trưởng. VICOFA dự báo giai đoạn 2025 – 2030, tốc độ tăng trưởng tiêu thụ cà phê nội địa bình quân 6,6%/năm. Đến năm 2025 tiêu thụ đạt 270.000 – 300.000 tấn/năm, cao hơn so với mức 220.000 tấn trong năm 2022.
Đây sẽ là động lực chính hỗ trợ cho giá cà phê trong năm tới. Do đó, chúng tôi cho rằng, nhiều khả năng giá cà phê nội địa sẽ phá kỷ lục cũ, khoảng 70.000 đồng/kg thiết lập trong năm 2023.
Nhiều yếu tố trên thị trường thế giới cũng sẽ bổ trợ cho giá cà phê Việt Nam. Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo giá cà phê robusta sẽ tăng trong ngắn hạn.
Giá cà phê thế giới hôm nay
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 1/2024 giảm 101 USD/tấn, ở mức 3.078 USD/tấn, giao tháng 3/2024 giảm 130 USD/tấn, ở mức 2.834 USD/tấn.
Trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 3/2024 giảm 0,8 cent/lb, ở mức 192,8 cent/lb, giao tháng 5/2024 giảm 0,85 cent/lb, ở mức 190,25 cent/lb.
Tính chung cả tuần qua, thị trường London có 3 phiên tăng và 2 phiên giảm. Giá cà phê Robusta kỳ hạn giao tháng 3 tăng tất cả 12 USD, tức tăng 0,42 %, lên 2.837 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 5 tăng tất cả 14 USD, tức tăng 0,51 %, lên 2.766 USD/tấn, các mức tăng nhẹ. Khối lượng giao dịch ở mức trung bình.
Thị trường New York cũng có 3 phiên tăng và 2 phiên giảm. Giá cà phê Arabica kỳ hạn giao tháng 3 tăng tất cả 3,5 cent, tức tăng 1,85 %, lên 192,80 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 5 tăng tất cả 3,45 cent, tức tăng 1,85 %, lên 190,25 cent/lb, các mức tăng nhẹ. Khối lượng giao dịch khá cao trên mức trung bình.
Nhu cầu hàng giao ngay đã hỗ trợ giá cà phê kỳ hạn duy trì đà tăng. Ngoài ra các thị trường hàng hóa nói chung còn có sự hỗ trợ của các chỉ số kinh tế Mỹ có phần tích cực đã khiến nhà đầu tư phố Wall tăng cược vào khả năng Fed sẽ không nâng lãi suất USD lên thêm mà có thể bắt đầu chu kỳ cắt giảm lãi suất ngay từ đầu năm 2024. Thông tin các vùng trồng cà phê chính của Brasil cuối tuần sẽ có mưa nhiều nơi đã làm đà tăng bị chững lại trên cả hai sàn sau khi đã thiết lập mức cao kỷ lục do thời tiết khô hạn ở miền nam Brasil và mối lo nguồn cung bị chậm trễ khi tuyến vận tải hàng hải Âu – Á qua kênh đào Suez bị gián đoạn.
Nổi bật trong tuần là báo cáo bán niên định kỳ của Bộ phận Nông nghiệp nước ngoài (FAS) trực thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) điều chỉnh sản lượng niên vụ cà phê 2023/2024 của các quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà phê chính trên thế giới. FAS đã ước tính sản lượng toàn cầu trong niên vụ 2023/2024 sẽ khoảng 174,30 triệu bao, trong khi nhu cầu toàn cầu ở mức 170,20 triệu bao, do đó toàn cầu sẽ có sự dư thừa cà phê trong niên vụ này.
Báo cáo Cam kết Thương nhân (CFTC) mới nhất từ thị trường cà phê Arabica ở New York cho thấy đầu cơ ngắn hạn của các Quỹ quản lý tiền đã tăng vị thế mua ròng thêm 1,11% trong tuần thương mại tính đến thứ Ba, ngày 12/11 để lên đăng ký mua ròng ở 32.549 lô. Trong khi đó, đầu cơ dài hạn của các Quỹ chỉ số đã tăng vị thế mua ròng thêm 1,36%, lên đăng ký mua ròng ở 61.039 lô trong cùng ngày.
Trên thị trường cà phê Robusta ở London, đầu cơ ngắn hạn của các Quỹ quản lý tiền đã giảm vị thế mua ròng bớt 4,02% trong cùng tuần thương mại nói trên để xuống đăng ký mua ròng ở 32.047 lô, tương đương với 5.341.167 bao. Vị thế mua ròng này rất có thể đã tăng lên sau giai đoạn thương mại tích cực hơn kể từ sau đó.
Tồn kho cà phê Robusta do sàn London chứng nhận và theo dõi cấp phát, tính đến thứ Sáu ngày 22/12 đã tăng 660 tấn, tức tăng 1,91 % so với một tuần trước đó, lên đăng ký ở mức 35.220 tấn (khoảng 587.000 bao, bao 60 kg), chủ yếu là cà phê xuất xứ từ Brasil.
Trao đổi với báo chí, lãnh đạo của một doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nằm trong top 3 cả nước nhận định tình hình thị trường hiện “rất loạn” và giá hiện tại không phản ánh thực bản chất của ngành. Ở trên sàn giao dịch, giới đầu cơ lợi dụng thông tin thiếu hụt nguồn cung để đẩy giá lên.
Chuyên gia Nguyễn Quang Bình cảnh báo, ngay cả giới đầu cơ cá mập trên sàn cũng cho rằng giá Robusta rất "bấp bênh". Do vậy chuyên gia nhận định cả tuần qua đầu cơ mua bán ngay trong ngày chứ không găm hàng.
Tuy nhiên kể từ đầu năm, hiệu suất kinh doanh của Robusta tăng gần 64%. Trước những tín hiệu tích cực của kinh tế Mỹ và vụ thu hoạch tại Việt Nam gần kết thúc, có thể tin tưởng tiếp vào đà tăng của cà phê trong tương lai.