Giá cà phê trong nước hôm nay tăng 1.000 đồng/kg, giá cao nhất là 48.400 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 47.900 đồng/kg.
Phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Bảo Lộc, Lâm Hà (Lâm Đồng) tăng 1.000 đồng/kg ở mức 48.000 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 47.900 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 1.000 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 48.400 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 48.300 đồng/kg.
Giá cà phê ở Pleiku (Gia Lai) tăng 1.000 đồng/kg với mức giá 48.400 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 48.400 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 1.000, dao động ở ngưỡng 48.300 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum tăng 1.000, dao động ở mức 48.300 đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
||
Bảo Lộc (Robusta) |
48.000 |
+1.000 |
Lâm Hà (Robusta) |
47.900 |
+1.000 |
Di Linh (Robusta) |
47.900 |
+1.000 |
ĐẮK LẮK |
||
Cư M'gar (Robusta) |
48.400 |
+1.000 |
Buôn Hồ (Robusta) |
48.300 |
+1.000 |
GIA LAI |
|
|
Pleiku (Robusta) |
48.400 |
+1.000 |
Ia Grai (Robusta) |
48.400 |
+1.000 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
Gia Nghĩa (Robusta) |
48.300 |
+1.000 |
KON TUM |
||
Đắk Hà (Robusta) |
48.300 |
+1.000 |
Năm 2022 khối lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đạt trên 1,77 triệu tấn mang lại kim ngạch trên 4,05 tỷ đô la. Đây là mức kim ngạch xuất khẩu cà phê cao nhất trong những năm qua.
Sản lượng và năng suất cao như vậy nhưng hiện nay, trong thương mại, cà phê Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sản phẩm thô. Cà phê Việt Nam được trộn lẫn với cà phê từ các nước khác để chế biến nhiều sản phẩm cà phê khác nhau nên người tiêu dùng không biết đến cà phê Việt Nam. Giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam thấp hơn trung bình thế giới, nên dù đứng hàng đầu về sản lượng xuất khẩu cà phê, Việt Nam chỉ đứng thứ 10 về giá trị.
Một trong những vấn đề mà ngành hàng cà phê quan tâm hiện nay, đó là xây dựng và phát triển cà phê đặc sản mang đặc trưng riêng của Việt Nam để nâng cao giá trị cho chuỗi ngành hàng và để mỗi khi nhắc đến cà phê của Việt Nam, người tiêu dùng thế giới sẽ nhớ tới những loại cà phê này.
Trong những năm trở lại đây, chúng ta đã quan tâm tới cà phê đặc sản, số lượng vẫn còn quá khiêm tốn. Hiện nay, tỷ lệ cà phê chất lượng cao, cà phê đặc sản chiếm tỷ lệ quá nhỏ trong sản lượng lớn của cà phê Việt Nam.
Giá cà phê thế giới
Theo khảo sát giá cà phê sáng ngày 25/3, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London đột ngột tăng vọt. Kỳ hạn giao ngay tháng 5 tăng thêm 65 USD, lên 2.189 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 7 tăng thêm 60 USD, lên 2.165 USD/tấn, các mức tăng mạnh. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình. Cấu trúc giá nghịch đảo nới rộng khoảng cách.
Giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cùng xu hướng tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 5 tăng 4,95 cent, lên 179,25 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 7 tăng 4,85 cent, lên 178,30 cent/lb, các mức tăng mạnh.
Thị trường cà phê thế giới tăng mạnh trong phiên cuối tuần. Robusta lên mức cao nhất 2 tuần nay, trong khi Arabica hồi phục trở lại.
Giá cà phê kỳ hạn đột ngột tăng vọt do lo ngại thiếu hụt nguồn cung sau các báo cáo thị trường cho thấy đã có sự kháng giá tại thị trường nội địa các nước sản xuất do giá trị đồng nội tệ bị sụt giảm. Bên cạnh sự hồi phục của giá Arabica kỳ hạn ở New York là sự tăng vọt của giá Robusta kỳ hạn tại London khi nhà xuất khẩu không mua được hàng để giao cho các hợp đồng đã ký.
Thông tin nông dân Việt Nam kháng giá, trong khi Indonesia bắt đầu bước vào tháng Lễ Ramadan theo truyền thống và Brasil vào giai đoạn giáp hạt khiến nguồn cung cho các thị trường tiêu dùng bị chậm lại. Góp phần thúc đẩy giá tăng là báo cáo tồn kho ICE London ngày cuối tuần 24/03 đã giảm 820 tấn (tương đương giảm 13.667 bao, bao 60 kg).
Volcafe cũng dự đoán, Indonesia - nhà sản xuất cà phê Robusta lớn thứ ba thế giới, sẽ chứng kiến sản lượng cà phê Robusta niên vụ 2023/24 giảm xuống còn 9,1 triệu bao.
Vụ robusta sản lượng thấp nhất trong 10 năm do thiệt hại do lượng mưa quá lớn trên khắp các vùng trồng trọt. Nhu cầu tiêu thụ nội địa vẫn duy trì ở mức cao. Điều này có thể gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu của nước này.
Lo ngại nguồn cung Robusta toàn cầu thiếu hụt đã thúc đẩy giá kỳ hạn London những phiên vừa qua, bất chấp đồng USD đang mạnh lên.
Sáng 25/3, trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 0,58%, đạt mức 103,12.
Đồng USD tăng vượt trội so với đồng Euro và đồng bảng Anh do nhu cầu của thị trường đối với tài sản trú ẩn an toàn tăng trở lại, và niềm tin của nhà đầu tư được củng cố.