Giá cà phê trong nước hôm nay, giá cao nhất là 61.000 đồng/kg tại Đắk Nông và Đắl Lắk, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 60.500 đồng/kg.
Phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Bảo Lộc tăng 500 đồng/kg, Lâm Hà (Lâm Đồng) ở mức 60.500 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 60.400 đồng/kg.
Giá cà phê tăng tại Đắk Lắk tăng 500 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 61.000 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 60.900 đồng/kg.
Giá cà phê ở Pleiku (Gia Lai) tăng 500 đồng/kg với mức giá 60.800 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 60.800 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 400 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 61.000 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum tăng 400 đồng/kg, dao động ở mức 61.000 đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
||
Bảo Lộc (Robusta) |
60.500 |
+500 |
Lâm Hà (Robusta) |
60.500 |
+500 |
Di Linh (Robusta) |
60.400 |
+500 |
ĐẮK LẮK |
||
Cư M'gar (Robusta) |
61.000 |
+500 |
Buôn Hồ (Robusta) |
60.900 |
+500 |
GIA LAI |
|
|
Pleiku (Robusta) |
60.800 |
+500 |
Ia Grai (Robusta) |
60.800 |
+500 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
Gia Nghĩa (Robusta) |
61.000 |
+400 |
KON TUM |
||
Đắk Hà (Robusta) |
61.000 |
+400 |
Thị trường cà phê trong nước tăng 400 -500 đồng/kg.
Hơn 1 tháng nay, giá cà phê liên tục tăng theo chiều thẳng đứng, đạt ngưỡng 61.000 đồng/kg nhân tại các tỉnh Tây Nguyên. Đây là mức giá cà phê cao nhất trong vòng 15 năm qua.
Thời điểm này, hầu như cà phê trong dân không còn, doanh nghiệp do chịu áp lực tài chính nên mua đến đâu bán đến đó, ít doanh nghiệp còn trữ hàng để bán. Một số doanh nghiệp còn hàng trong kho thì hầu như đã chốt đơn hàng, chốt giá, chỉ còn khâu giao hàng. Một số nhà xuất khẩu đối mặt với tình trạng thiếu hàng, không đủ hàng để giao trong những tháng cuối năm.
Ông Thái Như Hiệp, Chủ tịch HĐTV, Giám đốc Công ty TNHH Vĩnh Hiệp - một trong những doanh nghiệp xuất khẩu cà phê lớn nhất Việt Nam cho biết, nhu cầu hạt cà phê robusta đang tăng cao bởi người tiêu dùng trên thế giới đang phải “thắt lưng buộc” do ảnh hưởng bởi lạm phát và suy thoái kinh tế.
Việc uống cà phê mỗi ngày là thói quen khó bỏ nhưng hạt arabica lại quá đắt đỏ với họ. Họ tìm đến hạt robusta với giá rẻ hơn để phối trộn với hạt arabica nhằm giảm chi phí.
Sản lượng cà phê robusta của Việt Nam trong niên vụ 2022-2023 ước tính giảm 10 -15% so với niên vụ trước đó xuống còn khoảng 1,5 triệu tấn do ảnh hưởng bởi thời tiết không thuận lợi và làn sóng chuyển dịch cây trồng sang các loại cây ăn trái, đặc biệt là sầu riêng, bơ và chanh leo.
Ông Dương Khánh Toàn, Giám đốc Phát triển Kinh doanh Quốc tế, Xuất Nhập khẩu của CTCP Cà phê Mê Trang cho biết một trong những yếu tố đẩy giá cà phê thời gian qua là do chi phí đầu vào như phân bón, nhân công lao đồng, xăng dầu, điện tăng.
Yếu tố đầu cơ cũng góp phần khiến nguồn cung khan hiếm. Khi nhận thấy tình hình thời tiết tiêu cực, các nhà mua lớn sẽ gom hàng, đẩy giá mua lên, cung sẵn có của nông dân giảm.
Những hộ dân còn cà phê có tâm lý chờ giá lên hơn nữa mới bán trong khi nhu cầu gom hàng vẫn cao. Điều này càng đẩy giá tăng thêm”, ông Toàn cho biết.
Giá cà phê thế giới
Theo khảo sát giá cà phê sáng ngày 25/5, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London điều chỉnh tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 tăng 16 USD, lên 2.573 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 9 tăng 20 USD, lên 2.530 USD/tấn.
Giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cùng xu hướng tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 tăng 0,55 cent, lên 188,00 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9 cũng tăng 0,55 cent, lên 185,75 cent/lb.
Giá cà phê kỳ hạn điều chỉnh tăng sau phiên giảm mạnh trước đó do vẫn còn nguyên mối lo thiếu hụt nguồn cung trong ngắn hạn, trong khi các nước sản xuất chính vừa mới bắt đầu thu hoạch vụ mùa mới của niên vụ cà phê 2023/2024.
Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) vẫn duy trì dự báo nguồn cung toàn cầu sẽ thiếu hụt khoảng 7,3 triệu bao trong năm nay.
Quý I/2023, Trung Quốc nhập khẩu cà phê từ Brazil đạt 7,43 nghìn tấn, trị giá 28,07 triệu USD, tăng 336,7% về lượng và tăng 322,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Thị phần cà phê của Brazil trong tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc tăng mạnh, từ 9,12% trong quý I/2022 lên tới 31,97% trong quý I/2023.
Ngược lại, Trung Quốc giảm nhập khẩu cà phê từ Việt Nam trong quý I/2023, mức giảm 33,0% về lượng và giảm 31,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022, đạt xấp xỉ 3.000 tấn, trị giá 6,66 triệu USD. Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc giảm từ 23,96% trong quý I/2022 xuống còn 13,9% trong quý I/2023.