Giá cà phê trong nước hôm nay giảm nhẹ 100 đồng/kg, giá cao nhất là 40.600 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 39.800 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng giảm 100 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 39.900 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 39.800 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Lắk giảm 100 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 40.500 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 40.400 đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai giảm 100 đồng/kg, giá ở Pleiku là 40.600 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 40.600 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông giảm 100 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 40.600 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum giảm 100 đồng/kg, dao động ở 40.600 đồng/kg.
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM giảm 100 đồng/kg, dao động ở 44,600 đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
|
|
Bảo Lộc (Robusta) |
39,900 |
-100 |
Lâm Hà (Robusta) |
39,900 |
-100 |
Di Linh (Robusta) |
39,800 |
-100 |
ĐẮK LẮK |
|
|
Cư M'gar (Robusta) |
40,500 |
-100 |
Buôn Hồ (Robusta) |
40,400 |
-100 |
GIA LAI |
|
|
Pleiku (Robusta) |
40,600 |
-100 |
Ia Grai (Robusta) |
40,600 |
-100 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
40,600 |
-100 |
|
KON TUM |
|
|
Đắk Hà (Robusta) |
40,600 |
-100 |
TP.HỒ CHÍ MINH |
|
|
— R1 |
44,600 |
-100 |
FOB (HCM) |
1,899 |
Trừ lùi: +30 |
Năm 2022, ngành cà phê Việt Nam vẫn có tăng trưởng tốt, nhất là giá xuất khẩu tăng cao.
Bước sang năm 2023, xuất khẩu cà phê sẽ đối mặt nhiều khó khăn thách thức, đặc biệt là tại châu Âu gồm 27 nước trong trong khối EU và một số các nước ngoài EU, nơi chiếm đến hơn 46% tổng lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam.
Hiện, vụ cà phê của nước ta đã thu hoạch được hơn 70% sản lượng. Theo Vicofa, sản lượng niên vụ 2022/2023 dự kiến giảm khoảng 10 - 15% so với niên vụ 2021/2022 xuống khoảng 1,47 triệu tấn do diện tích trồng cà phê có xu hướng giảm, khi người dân chuyển sang các cây trồng khác có hiệu quả hơn.
Đầu tháng 10 đã có hàng vụ mới nhưng việc thu hái, phơi sấy diễn ra chậm do thời tiết mưa nhiều, liên tục trong giai đoạn này. Chí phí nhân công thu hái ngày càng tăng do thiếu lao động tại địa phương. Chi phí phân bón vẫn đang ở mức cao. Chi phí vận hành nhà máy chế biến, sản xuất thành phẩm tiếp tục tăng. Lạm phát tăng, lãi suất ngân hàng cho vay tăng, hạn mức tín dụng giảm đang tạo ra những áp lực về nguồn tài chính cho nông dân, đại lý và các nhà xuất khẩu.
Giá cà phê thế giới giảm
Chứng khoán Mỹ suy yếu, USDX sụt giảm đã hỗ trợ hầu hết thị trường hàng hóa gia tăng sức mua, trong khi áp lực chuyển tháng kỳ hạn đã cản trở sức kéo từ New York khiến London đành phải quay đầu…
Khảo sát phiên giao dịch ngày 29/12, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London tiếp nối xu hướng giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 3 giảm thêm 6 USD, xuống 1.969 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 5 giảm thêm 5 USD, còn 1.840 USD/tấn, các mức giảm nhẹ. Khối lượng giao dịch dưới mức trung bình.
Trái lại, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York đảo chiều tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 3 tăng 6,60 cent, lên 173,55 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 5 tăng 6,40 cent, lên 173,15 cent/lb, các mức tăng rất mạnh. Khối lượng giao dịch dưới mức trung bình.
Giá cà phê Arabica tại New York đã lấy lại những gì đã mất và còn hơn thế nữa trong phiên giao dịch mở cửa muộn một mình trước đó. Theo các nhà quan sát, cho dù khối lượng cà phê đưa về ICE chờ xét duyệt để tham giá bán đấu giá đã có sự cải thiện rõ rệt, thị trường vẫn có những đợt chính giá kỹ thuật của các Quỹ hàng hóa và đầu cơ tạo nên những biến động rất đáng kể với nhiều yếu tố cơ bản tác động trái chiều.
Trong khi đó, cho dù đã có sự hỗ trợ từ sàn New York, nhưng giá cà phê Robusta London thất thủ vào lúc cuối phiên do phải tiếp tục chịu áp lực chuyển tháng kỳ hạn và nhất là báo cáo lượng cà phê đưa về sàn chờ kiểm định đã tăng vọt, tăng tới 95,96% so với một tuần trước đó, nên đành phải quay đầu.
Thời gian gần đây, biến động tỷ giá USD so với các đồng tiền khác và lạm phát tăng cao tại nhiều quốc gia, đặc biệt là tại Mỹ và châu Âu, đã làm gia tăng lo ngại nhu cầu tiêu thụ cà phê toàn cầu sẽ sụt giảm khi người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu.
Tuy nhiên, số liệu mới đây của Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu cà phê của Việt Nam vẫn duy trì được tăng trưởng cao bất chấp triển vọng kém khả quan của nền kinh tế toàn cầu.