Giá cà phê tuần qua giảm mạnh 800 - 1.900 đồng/kg. Trong đó, giá cà phê tỉnh Kon Tum giảm mạnh nhất tới 1.900 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 33.200 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 32.200 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng ổn định, huyện Bảo Lộc ở mức 32.300 đồng/kg, tại Lâm Hà và Di Linh ở ngưỡng 32.200 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Lắk cũng đi ngang, tại huyện Cư M'gar giá ở ngưỡng 33.200 đồng/kg và Buôn Hồ giá ổn định trong mức 33.100 đồng/kg .
Giá cà phê tại Gia Lai cũng không đổi với mức 33.000 đồng/kg.
Tương tự, giá cà phê tại Đắk Nông đi ngang ở ngưỡng 33.000 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum cũng ổn định ở mức 33.200 đồng/kg.
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM đi ngang ở ngưỡng 34.400đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
||
— Bảo Lộc (Robusta) |
32,300 |
0 |
— Di Linh (Robusta) |
32,200 |
0 |
— Lâm Hà (Robusta) |
32,200 |
0 |
ĐẮK LẮK |
||
— Cư M'gar (Robusta) |
33,200 |
0 |
— Buôn Hồ (Robusta) |
33,100 |
0 |
GIA LAI |
||
— Ia Grai (Robusta) |
33,000 |
0 |
ĐẮK NÔNG |
||
— Gia Nghĩa (Robusta) |
33.000 |
0 |
KON TUM |
||
— Đắk Hà (Robusta) |
33.200 |
0 |
HỒ CHÍ MINH |
||
— R1 |
34,400 |
0 |
Ảnh minh họa: internet
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê trong nửa đầu tháng 7 đạt 78,5 nghìn tấn, trị giá 126,3 triệu USD, tăng 4,7% về lượng và tăng 1,3% về trị giá so với nửa đầu tháng 6, tăng 33,3% về lượng và tăng 14,1% về trị giá so với nửa đầu tháng 7/2018.
Lũy kế từ đầu năm đến giữa tháng 7, xuất khẩu cà phê đạt 996,8 nghìn tấn, trị giá 1,69 tỷ USD, giảm 9,1% về lượng và giảm 19,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam trong nửa đầu tháng 7 đạt mức 1.607 USD/tấn, giảm 3,3% so với nửa đầu tháng 6, và giảm 14,4% so với nửa đầu tháng 7/2018.
Lũy kế từ đầu năm đến giữa tháng 7, giá xuất khẩu bình quân cà phê đạt mức 1.698 USD/tấn, giảm 11,8% so với cùng kỳ năm 2018.
Theo Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, xuất khẩu cà phê 6 tháng đầu năm 2019 ước đạt 943.000 tấn trị giá 1,6 tỷ USD, giảm 9,2% về khối lượng và giảm 19,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Giá cà phê trong nước giảm 500 - 800 đồng/kg.
Phân tích vấn đề này, ông Trịnh Đức Minh, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột, nhận định, giá cà phê thế giới biến động giảm do tiếp tục chịu áp lực từ dư thừa nguồn cung toàn cầu. Hai nước xuất khẩu cà phê nhiều nhất thế giới là Việt Nam và Brazil đều tăng diện tích và sản lượng. Hiện Việt Nam có khoảng 660.000ha diện tích cà phê.
Trong bối cảnh giá nông sản xuất khẩu liên tục giảm, ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam, khuyến nghị, các chủ vườn cà phê nên chủ động nguồn tài chính để dự trữ, tránh ra hàng ồ ạt khiến giá khó tăng cao trở lại. Về lâu dài, thời điểm giá giảm là thời cơ thuận lợi để giảm diện tích những vùng trồng không thuận lợi, năng suất thấp. Mặt khác, nông dân phải đa dạng hóa thu nhập, tăng diện tích cây ăn trái xen kẽ cây cà phê và tập trung cho sản xuất cà phê đặc sản chất lượng cao.
Hiện nay, ngành cà phê Việt Nam không thể mở rộng thêm thị trường xuất khẩu, vì thế các công ty cần tăng cường khâu chế biến. Cuối cùng, nếu thị trường trong nước chiếm 20%-30% thì ngành cà phê sẽ giảm áp lực xuất khẩu.
Giá cà phê thế giới đi ngang phiên đầu tuần
Trên thị trường thế giới, 8h30 ngày 29/7/2019 giá cà phê robusta giao tháng 9/2019 trên sàn Robusta (ICE Futures Europe) đi ngang ở mức 1.344USD/tấn, giá cà phê giao tháng 11/2019 cũng ổn định ở mức 1.373 USD/tấn, giá cà phê giao tháng 1/2020 không đổi là 1.401USD/tấn, giá cà phê giao tháng 3/2020 cũng đứng yên ở mức 1.429USD/tấn.
Giá cà phê arabica giao tháng 9/2018 trên sàn (ICE Futures US) 8h30 ngày 29/7/2019 ngang ở mức 997USD/tấn, giá giao tháng 12/2019 không đổi là 1.034USD/tấn, giá giao tháng 3/2020 ổn định trong ngưỡng 1.071USD/tấn, giá giao tháng 5/2020 đứng giá là 1.094USD/tấn.
Giá cà phê Robusta (ICE Futures Europe)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Số lượng |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
HĐ Mở |
09/19 |
1344 |
0 |
0 |
9876 |
1361 |
1332 |
1360 |
1358 |
60752 |
11/19 |
1373 |
0 |
0 |
10110 |
1391 |
1358 |
1387 |
1387 |
28969 |
1/20 |
1401 |
0 |
0 |
2308 |
1418 |
1386 |
1415 |
1414 |
13849 |
3/20 |
1429 |
0 |
0 |
805 |
1444 |
1413 |
1442 |
1442 |
10152 |
Giá cà phê Arabica (ICE Futures US)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Số lượng |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
HĐ Mở |
09/19 |
99.75 |
0 |
0 |
27622 |
102.65 |
99.05 |
100.60 |
100.65 |
115024 |
12/19 |
103.40 |
0 |
0 |
14642 |
106.30 |
102.70 |
104.35 |
104.35 |
66097 |
3/20 |
107.10 |
0 |
0 |
5247 |
109.85 |
106.45 |
108.05 |
108.05 |
36032 |
5/20 |
109.45 |
0 |
0 |
3314 |
112.10 |
108.80 |
110.40 |
110.40 |
24668 |
Tại Brazil, quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, sản lượng cà phê arabica và robusta dồi dào, cũng như đồng real suy yếu, đã dẫn đến tình trạng dư cung cà phê trên thị trường thế giới, gây áp lực đến giá cả, theo City A.M.
Các nhà sản xuất ở vùng cà phê truyền thống tại Trung Mỹ, Colombia và Ethiopia được báo cáo đang xem xét việc kinh doanh cà phê trong bối cảnh giá cả sụt giảm, làm dấy lên lo ngại về tương lai của nền kinh tế nội địa.
Hợp đồng tương lai cà phê arabica, một tiêu chuẩn cho giá cà phê toàn cầu, đã giảm 29% từ tháng 10/2018 đến tháng 4/2019, chạm mức thấp nhất trong 13 năm rưỡi, theo IHS Markit's Agribusiness Intelligence.
Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), nhập khẩu cà phê của Ý trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018 đạt bình quân 581.133 tấn/năm. Quý I/2019, nhập khẩu cà phê của Ý đạt 153.286 tấn, trị giá 383 triệu USD, giảm 2,7% về lượng, giảm 10,1% về lượng so với quý IV/2019; giảm 1,1% về lượng và giảm 15,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Về chủng loại: Ý nhập khẩu chủ yếu chủng loại cà phê chưa rang và chưa khử caffein có mã HS 090111, chiếm 83,7% trong tổng trị giá nhập khẩu cà phê của nước này trong quý I/2019, đạt 334,24 triệu USD, giảm 6,8% so với quý IV/2018 và giảm 15% so với quý I/2018.
Nhập khẩu cà phê rang (chưa khử caffein) mã HS 090121 của Ý quý I/2019 đạt 39,36 triệu USD, giảm 30,4% so với quý IV/2018 và giảm 23,3% so với quý I/2018.