Giá cà phê hôm nay 4/1/2022: Vụt tăng đến 800 đồng/kg trên diện rộng

(VOH)-Giá cà phê ngày 4/1 bật tăng 800 đồng/kg do giá Robusta tăng mạnh do các quỹ đầu cơ điều chỉnh vốn sau khi đã bán quá mức trước đó.

Giá cà phê trong nước hôm nay bật tăng mạnh 800 đồng/kg, giá cao nhất là 40.000 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 39.300 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng tăng 800 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 39.400 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 39.300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 800 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 40.000 đồng/kg,  tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 39.900 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai tăng 800 đồng/kg, giá ở Pleiku là 40.100 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 40.100 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 800 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 40.100 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum tăng 800 đồng/kg, dao động ở mức 40.100 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 800 đồng/kg, dao động ở 44,100 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

39,400

+800

Lâm Hà (Robusta)

39,400

+800

 Di Linh (Robusta)

39,300

+800

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

40,000

+800

Buôn Hồ (Robusta)

39,900

+800

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

40,100

+800

Ia Grai (Robusta)

40,100

+800

ĐẮK NÔNG

 

 
 

40,100

+800

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

40,100

+800

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

44,100

+800

FOB (HCM)

1,882

Trừ lùi: +30

 

Giá cà phê hôm nay 4/1/2023
Ảnh minh họa

Theo thống kê, nông dân Việt Nam đã thu hoạch được khoảng 85% diện tích niên vụ hiện tại, kết hợp với nhu cầu đẩy hàng tăng mạnh trước dịp Tết Nguyên Đán đã thúc đẩy lực bán gia tăng trên thị trường và gây sức ép lên giá.

Cà phê Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường thế giới. Việt Nam là quốc gia sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới và đứng thứ hai về xuất khẩu cà phê.

EU tiếp tục là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất với thị phần chiếm khoảng 39% tổng khối lượng xuất khẩu, nhờ lợi thế thuế quan từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Lượng cà phê xuất khẩu sang các thị trường khác cũng đạt mức tăng trưởng ấn tượng như Trung Quốc tăng Nga Anh Ấn Độ tăng 15-116%. Đặc biệt, thị trường Mexico tăng đột biến gấp 52 lần so với cùng kỳ năm 2021.

Ước tính, xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2022 đạt 1,72 triệu tấn, trị giá 3,94 tỷ USD, tăng 10,1% về lượng và tăng 28,3% về trị giá so với năm 2021. Giá xuất khẩu bình quân cà phê năm 2022 ở mức 2.293 USD/tấn, tăng 16,6% so với năm 2021.

Giá cà phê thế giới bật tăng

Khảo sát phiên giao dịch ngày 4/1, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 3/2023 tăng 53 USD/tấn ở mức 1.852 USD/tấn, giao tháng 5/2023 tăng 45 USD/tấn ở mức 1.819 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 3/2023 giảm 1 cent/lb, ở mức 166,3 cent/lb, giao tháng 5/2023 giảm 0,65 cent/lb, ở mức 166,3 cent/lb.

Giá cà phê hôm nay 4/1/2022: Vụt tăng đến 800 đồng/kg trên diện rộng 2
Giá cà phê hôm nay 4/1/2022: Vụt tăng đến 800 đồng/kg trên diện rộng 3

Trở lại sau kỳ nghỉ lễ, giá cà phê Robusta bất ngờ tăng mạnh, trong khi Arabica tiếp đà giảm nhẹ. Theo các chuyên gia, nguyên nhân là do các quỹ đầu cơ điều chỉnh vốn sau khi đã bán quá mức trước đó. Sàn New York chưa thể phục hồi một phần là vì đồng USD còn quá mạnh.

Đầu phiên giao dịch ngày 4/1 (theo giờ Việt Nam), trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 1,16%, đạt mốc 104,66. Đồng USD đã tăng mạnh thời gian qua, trước khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) công bố biên bản cuộc họp tháng 12 vào hôm nay, trong khi đồng Euro giảm mạnh sau dữ liệu lạm phát mới công bố.

Một nguyên nhân nữa, tồn kho đạt chuẩn của sàn ICE New York ghi nhận tiếp tục tăng ở mức 808.201 bao tính tới ngày 29/12/2022. Yếu tố này gây áp lực giảm lên giá cà phê Arabica.

Theo Hội đồng Cà phê Ấn Độ, các lô hàng từ nước này đã tăng 1,66% lên 400.000 tấn vào năm 2022 nhờ xuất khẩu và tái xuất khẩu cà phê hòa tan, The Hindu đưa tin.

Trước đó, vào năm 2021, xuất khẩu cà phê của nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn thứ ba châu Á này đạt 393.000 tấn.

Về giá trị, xuất khẩu cà phê năm 2022 đạt 8.762,47 rupee, tăng so với con số 6.984,67 rupee của năm trước đó.

Ấn Độ vận chuyển cả hai loại cà phê robusta và arabica sang thị trường nước ngoài, bên cạnh cà phê hòa tan.

Theo dữ liệu mới nhất của Hội đồng Cà phê, xuất khẩu cà phê robusta giảm nhẹ xuống 220.974 tấn vào năm 2022 so với mức 220.997 tấn của năm 2021.

Tương tự, xuất khẩu cà phê arabica giảm 11,43% xuống 44.542 tấn từ 50.292 tấn.

Tuy nhiên, xuất khẩu cà phê hòa tan lại tăng 16,73% lên 35.810 tấn vào năm 2022 từ 29.819 tấn của năm 2021.

Số liệu cho thấy, khoảng 99.513 tấn cà phê của Ấn Độ được tái xuất khẩu trong năm 2022, cao hơn mức 92.235 tấn của năm trước đó.

Italia, Đức và Nga là những thị trường xuất khẩu chính của cà phê Ấn Độ. Một số công ty xuất khẩu hàng đầu là CCL Products India, Tata Coffee, ITC Ltd, Olam Agro, Vidya Herbs và Sucden Coffee India.

Ước tính, sản lượng cà phê trong niên vụ 2022 - 2023 (tháng 10 - tháng 9) sẽ ở mức 393.400 tấn, cao hơn so với mức sản lượng 342.000 tấn đạt được vào niên vụ trước đó.