Chờ...

Giá cà phê hôm nay 3/1/2022: EU là thị trường tiêu thụ lớn nhất, chiếm 39% tổng khối lượng xuất khẩu

(VOH)-Giá cà phê ngày 3/1 đứng giá, giá cà phê khó có khả năng tăng những ngày đầu tuần. EU tiếp tục là thị trường tiêu thụ cà phê VN lớn nhất với thị phần chiếm khoảng 39% tổng khối lượng xuất khẩu.

Giá cà phê trong nước hôm nay đi ngang, giá cao nhất là 39.200 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 38.500 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 38.600 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 38.500 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 39.200 đồng/kg,  tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 39.100 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai, giá ở Pleiku là 39.300 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 39.300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông, dao động ở ngưỡng 39.300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum, dao động ở 39.300 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM, dao động ở 43,300 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

38,600

0

Lâm Hà (Robusta)

38,600

0

 Di Linh (Robusta)

38,500

0

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

39,200

0

Buôn Hồ (Robusta)

39,100

0

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

39,300

0

Ia Grai (Robusta)

39,300

0

ĐẮK NÔNG

 

 
 

39,300

0

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

39,300

0

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

43,300

0

FOB (HCM)

1,829

Trừ lùi: +30

 

Giá cà phê hôm nay 3/1/2023
Ảnh minh họa

Cà phê Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường thế giới. Việt Nam là quốc gia sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới và đứng thứ hai về xuất khẩu cà phê.

EU tiếp tục là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất với thị phần chiếm khoảng 39% tổng khối lượng xuất khẩu, nhờ lợi thế thuế quan từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Lượng cà phê xuất khẩu sang các thị trường khác cũng đạt mức tăng trưởng ấn tượng như Trung Quốc tăng Nga Anh Ấn Độ tăng 15-116%. Đặc biệt, thị trường Mexico tăng đột biến gấp 52 lần so với cùng kỳ năm 2021.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu Tổng cục Hải quan cho biết, ước tính, xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2022 vừa qua đạt 1,72 triệu tấn, trị giá 3,94 tỷ USD, tăng 10,1% về lượng và tăng 28,3% về trị giá so với năm 2021. Giá xuất khẩu bình quân cà phê năm 2022 ở mức 2.293 USD/tấn, tăng 16,6% so với năm 2021.

Dự báo trong năm nay, 2023, ngành cà phê Việt Nam sẽ vẫn được hưởng lợi nhờ nhu cầu thế giới có khả năng phục hồi và nguồn cung trong nước được đảm bảo cả về sản lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

Giá cà phê thế giới giảm mạnh

Khảo sát phiên giao dịch ngày 2/1, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 3/2023 được ghi nhận tại mức 1.799 USD/tấn sau khi giảm 1,37% (tương đương 25 USD) so với phiên trước đó.

Giá cà phê arabica giao tháng 3/2023 tại New York đạt mức 167,3 US cent/pound, giảm 1,62% (tương đương 2,75 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h30 (giờ Việt Nam).

Giá cà phê hôm nay 3/1/2022: EU là thị trường tiêu thụ lớn nhất, chiếm 39% tổng khối lượng xuất khẩu 2
Giá cà phê hôm nay 3/1/2022: EU là thị trường tiêu thụ lớn nhất, chiếm 39% tổng khối lượng xuất khẩu 3

Theo Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ, trong 10 tháng năm 2022, nhập khẩu cà phê của Mỹ đạt 8,07 tỷ USD, tăng 44,8% so với cùng kỳ năm 2021.

Nhập khẩu từ Việt Nam đạt 285 triệu USD, tăng 32,2% so với cùng kỳ năm 2021. Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Mỹ giảm từ 3,87% trong 10 tháng năm 2021 xuống 3,53% trong 10 tháng năm 2022.

Đức là thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất châu Âu. Ngoài phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa, ngành cà phê Đức xuất khẩu sang các thị trường châu Âu.

Theo dự báo, thị trường cà phê Đức sẽ đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 3,09% trong giai đoạn 2022 – 2027. Do đó, Đức là thị trường nhập khẩu cà phê tiềm năng lớn mà các quốc gia sản xuất đều muốn khai thác.

Theo Trung tâm Thương mại Quốc tế, trong 10 tháng năm 2022, nhập khẩu cà phê của Đức đạt 4,72 tỷ USD, tăng 41,3% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, Đức nhập khẩu cà phê từ Việt Nam đạt 494,9 triệu USD, tăng 58,2%.

Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của Đức tăng từ 9,35% trong 10 tháng năm 2021 lên 10,47% trong 10 tháng năm 2022.

Để khai thác tốt thị trường cà phê Đức, ngành cà phê Việt Nam cần nắm rõ nhu cầu thị trường. Hiện, nhu cầu của người tiêu dùng của người Đức đối với cà phê đặc sản đang tăng lên do nhận thức và kiến thức về sản phẩm ngày càng tăng.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng đã bắt đầu một xu hướng mới đối với cà phê rang xay tại nhà. Ngoài ra, người tiêu dùng cà phê Đức có nhu cầu đối với các sản phẩm có nguồn gốc bền vững trong nước.

Do đó, các chương trình chứng nhận đóng vai trò quan trọng khi xây dựng lòng tin của người tiêu dùng đối với các sản phẩm bằng cách cung cấp tính minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc.

Trong tuần này giá cà phê khó có khả năng tăng những ngày đầu tuần. Ở những ngày cuối tuần, các sàn giao dịch, trong đó có giao dịch nông sản, giao dịch cà phê có triển vọng sẽ bật tăng khi chờ đón Trung Quốc hoàn toàn dỡ bỏ lệnh cấm liên quan đến Covid-19.