Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Giá cà phê hôm nay 9/12/2022: Robusta đã lấy lại sự ổn định, tín hiệu vui cho cà phê Việt Nam

(VOH)-Giá cà phê ngày 9/12 phục hồi nhẹ, Robusta đang có ưu thế hơn, đây chính là một lợi thế, cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu và chiếm lĩnh thị phần.

Giá cà phê trong nước hôm nay tăng nhẹ 100 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 40.900 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 40.100 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng tăng 100 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 40.200 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 40.100 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 100 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 40.900 đồng/kg,  tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 40.800 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai tăng 100 đồng/kg, giá ở Pleiku là 40.900 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 40.800 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 100 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 41.000 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum tăng 100 đồng/kg, dao động ở 40.900 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 100 đồng/kg, dao động ở 44,900 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

40,200

+100

Lâm Hà (Robusta)

40,200

+100

 Di Linh (Robusta)

40,100

+100

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

40,900

+100

Buôn Hồ (Robusta)

40,800

+100

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

40,900

+100

Ia Grai (Robusta)

40,900

+100

ĐẮK NÔNG

 

 
 

41,000

+100

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

40,900

+100

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

44,900

+100

FOB (HCM)

1,906

Trừ lùi: +60

 

Giá cà phê hôm nay 9/12/2022
Ảnh: AT

Thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), trong bối cảnh suy thoái kinh tế trên toàn cầu từ đầu năm đến nay, nhu cầu tiêu thụ cà phê khả năng cao sẽ có sự suy yếu. Sự suy giảm này đến từ việc cà phê là loại hàng hóa không thiết yếu và phụ thuộc nhiều vào sức khỏe nền kinh tế. Dù vậy, lượng tiêu thụ sẽ không có sự thay đổi quá lớn, đặc biệt là tại các thị trường tiêu thụ lâu năm.

Hiện Robusta đang có ưu thế hơn. Thay vì cắt giảm hoàn toàn việc sử dụng cà phê để tiết kiệm chi tiêu trong giai đoạn kinh tế khó khăn, người tiêu dùng đang có xu hướng chuyển dịch từ thưởng thức tại cửa hàng sang pha chế tại nhà. Trong báo cáo thị trường cà phê tháng 10 của ICO, xuất khẩu cà phê dạng hạt đạt 8,5 triệu bao, giảm 2,5% so với 8,72 triệu bao của cùng tháng năm trước. Trong khi, tổng xuất khẩu cà phê hòa tan tăng 10,9% trong tháng 10/2022 lên 1,19 triệu bao, nâng tỷ trọng lên 9,5% trong tháng 10 năm nay, so với mức 8,9% của cùng kỳ năm ngoái.

Đây chính là một lợi thế cho ngành hàng cà phê Việt Nam. Với lợi thế là quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới, chiếm gần 38% sản lượng toàn cầu và cũng là nước xuất khẩu loại cà phê hòa tan lớn thứ 3 thế giới, sự chuyển dịch từ việc tiêu thụ cà phê hạt sang cà phê hòa tan cũng như cà phê có giá thành rẻ hơn như Robusta, là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu và chiếm lĩnh thị phần trên thị trường cà phê.

Giá cà phê thế giới biến động nhẹ

Khảo sát phiên giao dịch ngày 9/12, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 1/2023 giữ ở mức 1.918 USD/tấn, giao tháng 3/2023 tăng 8 USD/tấn ở mức 1.876 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 1/2023 giảm 1,5 cent/lb, ở mức 158,7 cent/lb, giao tháng 5/2023 giảm 1,5 cent/lb, ở mức 159,4 cent/lb.

Giá cà phê hôm nay 9/12/2022: Robusta đã lấy lại sự ổn định, tín hiệu vui cho cà phê Việt Nam 2
Giá cà phê hôm nay 9/12/2022: Robusta đã lấy lại sự ổn định, tín hiệu vui cho cà phê Việt Nam 3

Robusta đã lấy lại sự ổn định nhờ tồn kho so với Arabica thấp. Nhiều loại hàng hóa tăng trở lại thời gian qua với thông tin thị trường Trung Quốc nới lỏng các biện pháp phòng trừ Covid.

Na Uy là một trong những quốc gia có mức tiêu thụ cà phê bình quân hàng đầu thế giới, với khoảng 80% dân số uống cà phê với bình quân 4 - 5 cốc/người/ngày. Do đó, Na Uy được coi là thị trường tiềm năng đối với các nước xuất khẩu cà phê.

Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), nhập khẩu cà phê của Na Uy trong quý III/2022 đạt xấp xỉ 12 nghìn tấn, trị giá 81,11 triệu USD, tăng 16,5% về lượng và tăng 11,3% về trị giá so với quý II/2022, so với quý III/2021 tăng 3,7% về lượng và tăng 31,6% về trị giá.

Tính chung 9 tháng đầu năm 2022, nhập khẩu cà phê của Na Uy đạt 30,52 nghìn tấn, trị giá 207,87 triệu USD, giảm 3,7% về lượng, nhưng tăng 31,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Xét về cơ cấu nguồn cung, trong 9 tháng đầu năm 2022, Na Uy giảm nhập khẩu cà phê từ hầu hết các nguồn cung lớn, ngoại trừ Kenya.

Theo ITC, Brazil là nguồn cung cà phê lớn nhất cho Na Uy, lượng nhập khẩu đạt xấp xỉ 12 nghìn tấn, trị giá 62,76 triệu USD trong 9 tháng đầu năm 2022, giảm 0,5% về lượng, nhưng tăng 64,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Thị phần cà phê của Brazil trong tổng lượng nhập khẩu của Na Uy tăng từ 38,01% trong 9 tháng đầu năm 2021 lên 39,27% thị phần trong 9 tháng đầu năm 2022.

Trong 9 tháng đầu năm 2022, Na Uy tăng mạnh nhập khẩu cà phê từ Kenya, mức tăng 45,6% về lượng và tăng 69,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021, đạt 1,28 nghìn tấn, trị giá 11,47 triệu USD.

Thị phần cà phê của Kenya trong tổng lượng nhập khẩu của Na Uy tăng từ 2,77% trong 9 tháng đầu năm 2021 lên 4,19% trong 9 tháng đầu năm 2022.

Việt Nam là nguồn cung cà phê lớn thứ 15 cho Na Uy trong 9 tháng đầu năm 2022 với lượng đạt 175 tấn, trị giá 489 nghìn USD, giảm 26,1% về lượng, nhưng tăng 1,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Na Uy giảm từ 0,75% trong 9 tháng đầu năm 2021 xuống 0,57% trong 9 tháng đầu năm 2022, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Bình luận