Chờ...

Giá cà phê ngày 16/5: Thị trường giảm từ 1.500 đồng/kg đến 1.600 đồng/kg trong tuần

(VOH) Giá cà phê ngày 16/5 đi ngang tại Tây Nguyên và Miền Nam. Thị trường cà phê nhìn chung có xu hướng đi xuống, giảm từ 1.500 đồng/kg đến 1.600 đồng/kg.

Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 32.700 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 31.500 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng đi ngang, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 31.600 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 31.500 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắkổn định, cụ thể tại tại Cư M'gar ở mức 32.700 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê  ở  ngưỡng 32.500 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai cũng không đội, giá tại Pleiku là 32.400 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 32.400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông  ổn định, dao động ở ngưỡng 32.400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum cũng đi ngang, dao động ở  mức 32.300 đồng/kg

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM ổn định, dao động ở  ngưỡng  33.900 đồng/kg.

Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, đứng ở 1.506 USD/tấn, FOB – HCM, với chênh lệch cộng ở mức 20 USD/tấn theo giá kỳ hạn tháng 9 tại London.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

31,600

0

Lâm Hà (Robusta)

31,600

0

 Di Linh (Robusta)

31,500

0

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

32.700

0

Buôn Hồ (Robusta)

32.500

0

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

32,400

0

Ia Grai (Robusta)

32,400

0

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

32,400

0

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

32.300

0

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

33,900

0

Giá cà phê hôm nay 16/5/2021
Ảnh minh họa: internet

Hải quan Việt Nam báo cáo dữ liệu sơ bộ cho thấy, xuất khẩu cà phê nửa đầu tháng 4/2021 đạt 55.847 tấn (khoảng 930.780 bao, bao 60 kg), giảm 32,35% so với cùng kỳ năm trước, đưa xuất khẩu cà phê 3,5 tháng đầu năm 2021 lên đạt tổng cộng 508.855 tấn (khoảng 8,84 triệu bao), giảm 15,12% so với xuất khẩu 3,5 tháng đầu năm 2020.

Thị trường cà phê sụt giảm  là do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 lên thị trường tiêu thụ toàn cầu trong thời gian vừa qua. Trong khi đó, người trồng cà phê ở Việt Nam cũng không tích cực bán hàng do giá kỳ hạn sàn London vẫn còn trì trệ, cho dù mức giá chênh lệch cộng được thị trường kéo dài với thời gian chưa từng thấy.

Hải Quan Việt Nam báo cáo dữ liệu sơ bộ cho thấy xuất khẩu cà phê, chủ yếu là Robusta, trong tháng 3 đạt 169.624 tấn (khoảng 2,83 triệu bao) tăng 38,10% so với tháng trước. Tuy nhiên lũy kế xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2021 chỉ đạt 453.010 tấn (khoảng 7,55 triệu bao), giảm 12,20% so với cùng kỳ năm trước.

Trong khi đó, dữ liệu thương mại của chính phủ Indonesia cho thấy xuất khẩu cà phê tháng Tư chỉ đạt 193.460 bao, giảm tới 29,61% so với cùng kỳ năm trước, đưa xuất khẩu 7 tháng đầu niên vụ cà phê hiện tại 2020/2021 đạt tổng cộng 1,44 triệu bao, giảm 25,83% so với cùng kỳ.

Báo cáo xuất khẩu giảm mạnh của hai nhà sản xuất cà phê Robusta lớn thứ nhất và thứ ba thế giới sẽ còn tác động lên thị trường cà phê toàn cầu, ít nhất là tới cuối quý II năm nay, khi Conilon Robusta vụ mới của nhà sản xuất lớn thứ hai thế giới bắt đầu tham gia thị trường.

Giá cà phê tiếp đà giảm

Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London sụt giảm liên tiếp phiên thứ ba. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 giảm thêm 35 USD, xuống 1.460 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 9 giảm thêm 34 USD, còn 1.486 USD/tấn, các mức giảm mạnh. Khối lượng giao dịch duy trì ở mức trung bình.

Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cũng xu hướng giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 giảm thêm 1,4 cent, xuống 145 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9 cũng giảm thêm 1,4 cent, còn 146,95 cent/lb, các mức giảm rất đáng kể. Khối lượng giao dịch duy trì trên mức trung bình.

Đồng Reais tăng 0,77%, tỷ giá lên ở mức 1 USD = 5,2720 Reais do lo ngại thị trường bên ngoài gia tăng lạm phát khiến dòng vốn đầu cơ sẽ bị thắt chặt và các nền kinh tế mới nổi có xu hướng gia tăng giá trị tiền tệ của nước mình so với đồng bạc xanh.

Giá cà phê tiếp tục giảm sâu do lo ngại rủi ro trước khả năng Fed sẽ xem xét điều chỉnh mức lãi suất cơ bản của USD hiện hành, nhằm ngăn chặn lạm phát gia tăng quá mức kỳ vọng sẽ đưa nền kinh tế hàng đầu thế giới tiến sát bờ vực suy thoái, trong khi nguy cơ dịch bệnh covid-19 lây lan vẫn còn hiện hữu. Dòng vốn đầu cơ dịch chuyển tìm nơi trú ẩn khiến giá vàng tăng vọt trở lại, trong khi giá dầu thô tiếp tục đà tăng đã buộc thị trường cà phê kỳ hạn phải “hy sinh”.

Viện Địa lý và Thống kê Brasil (IBGE), cơ quan nhà nước vốn có truyền thống bảo thủ, vừa điều chỉnh ước tính trước đây của họ về sản lượng cà phê vụ mới năm 2021 giảm bớt 0,6% xuống ở mức 46,7 triệu bao, gồm 31,7 triệu bao Arabica và 15 triệu bao Robusta, trong khi phần lớn các dự báo độc lập trong nước lẫn quốc tế ở mức trung bình 32 triệu bao Arabica và 21 triệu bao Robusta.

Khi đưa tin Brasil xuất khẩu cà phê tháng Ba tăng mạnh, thị trường đã suy đoán sau chuỗi tăng rất ấn tượng sẽ dẫn tới kết quả xuất khẩu các tháng sắp tới sụt giảm. Nhưng điều này đã không hề xảy ra khi Cecafé ở Brasil báo cáo xuất khẩu tháng Tư tuy giảm 8,5% so với cùng kỳ nhưng lại đưa xuất khẩu 10 tháng đầu niên vụ hiện tại 2020/2021 (niên vụ cà phê của Brasil được tính từ tháng 7 năm trước đến tháng 6 năm sau) tăng tới 16,6% so với cùng kỳ niên vụ trước đó.

Điều đáng chú ý nữa là báo cáo tồn kho mới nhất được ICE – New York cấp chứng nhận đã vượt con số 2 triệu bao, lên mức cao 13,5 tháng và có xu hướng tiếp tục tăng trong bối cảnh sức tiêu thụ vẫn chưa tăng tương xứng, do nhiều thị trường vẫn còn thực hiện giãn cách xã hội vì đại dịch, khiến giá cà phê thế giới càng bất lợi hơn.