Giá cao su hôm nay 1/2/2021: Đồng loạt giảm toàn sàn

(VOH) – Giá cao su ngày 1/2 giảm đồng loạt trên các sàn châu Á với mức chênh lệch thấp. Cao su Nhật Bản đã có 3 tuần giảm liên tục.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 1/2/2021, lúc 11h00, kỳ hạn tháng 6/2021, giảm xuống 1,8 JPY, ghi nhận ở mức 233,9 JPY/kg. 

Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)

Giá cao su hôm nay 1/2/2021: Tiếp tục giảm đồng loạt toàn sàn ảnh 1

Giá cao su kỳ hạn tháng 5/2021 trên sàn Thượng Hải giảm 55 CNY, xuống mức 14.630 CNY (2.183 USD)/tấn.

Giá cao su thế giới hôm nay quay đầu giảm đồng loạt trên các sàn châu Á, mức chênh lệch không cao.

Dù Bắc Kinh đang tăng cường các hạn chế nhằm ngăn chặn COVID-19 lây lan nhưng hoạt động sản xuất cao su vẫn được đảm bảo. Lượng cao su tồn kho trên sàn Thượng Hải đã tăng 0,5% trong tuần qua củng cố tâm lý nguồn cung cho nhà đầu tư.

Giá cao su sàn Osaka giảm giá khi đồng tiền JPY tăng nhẹ với USD. Tính chung cả tuần, cao su Nhật Bản đã có tuần giảm thứ 3 liên tiếp khi nền kinh tế nước này vẫn còn trì trệ.

Nhu cầu sử dụng thiết bị y tế tăng cao trong đại dịch. Giá cao su được hỗ trợ nhờ hoạt động sản xuất cao su được tăng cường, nhu cầu mủ tự nhiên của các nhà máy tăng mạnh.

Giá cao su hôm nay 1/2/2021: Tiếp tục giảm đồng loạt toàn sàn ảnh 2

Xuất khẩu cao su sang Trung Quốc chiếm 77% trong tổng kim ngạch

Trung Quốc luôn là thị trường chủ đạo xuất khẩu cao su của Việt Nam, chiếm 77% trong tổng khối lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu cao su của cả nước, đạt 1,36 triệu tấn, tương đương 1,83 tỷ USD, giá 1.343 USD/tấn, tăng 17% về lượng, tăng 18% kim ngạch và tăng 0,6% về giá so với năm 2019.

Hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (mã HS 400280) là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất, chiếm 65,54% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước.

Riêng tháng 12/2020 đạt 226.128 tấn, trị giá 360,53 triệu USD, giá trung bình 1.594,4 USD/tấn, tăng 4,5% về lượng, tăng 8,9% về kim ngạch và tăng 4,2% về giá so với tháng 11/2020.

Đứng sau thị trường chủ đạo Trung Quốc là thị trường Ấn Độ và Hàn Quốc nhưng lượng xuất khẩu sụt giảm rất mạnh; cụ thể xuất khẩu sang Ấn Độ giảm 51% cả về lượng và kim ngạch, đạt61.520 tấn, tương đương 89,32 triệu USD; xuất khẩu sang Hàn Quốc giảm 30,5% về lượng và giảm 24,9% về kim ngạch, đạt 32.183 tấn, tương đương 50,12 triệu USD.

Tại thị trường trong nước, giá mủ cao su nguyên liệu trên cả nước tăng trong 10 ngày đầu tháng 12/2020, sau đó có xu hướng giảm. 

Giá cao su hôm nay 1/2/2021: Tiếp tục giảm đồng loạt toàn sàn ảnh 3
Ảnh minh họa - Internet 

Chính phủ Ấn Độ dự chi 11 tỷ Rupee mở rộng ngành công nghiệp cao su

Asam và các bang Đông Bắc khác ở Ấn Độ đang có kế hoạch mở rộng trồng cao su trong vòng 5 năm tới.

Khi Ấn Độ giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu, Assam có tiềm năng trở thành nhà xuất khẩu cao su thiên nhiên lớn nhất vùng Đông Bắc. Hiện nay, chỉ có khoảng 57% nhu cầu cao su được đáp ứng từ các khu vực sản xuất trong nước. Trong đó, bang Kerala chiếm sản lượng cao nhất với diện tích tự nhiên trên 600.000 ha, Tripura với 85.083 ha.

Chính phủ đang đẩy mạnh các kế hoạch mới tăng cường việc trồng cao su như một chương trình quan trọng của đất nước. Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp nước này, ông Anand Sharma đã thúc giục chính quyền các bang có liên quan dành ưu tiên cho việc mở rộng ngành công nghiệp cao su thêm khoảng 500.000 ha trong vòng 5 năm tới. Theo đó, khoảng 11 tỷ Rupee (khoảng 150,7 triệu USD) sẽ được đầu tư vào Assam và các bang lân cận để đạt được các mục tiêu sản xuất này. Theo các nguồn tin, Ấn Độ đã nhập khẩu 457.000 tấn cao su vào năm 2020, 487.000 tấn năm 2019 và 601.000 tấn năm 2018, chủ yếu từ Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam.

Bình luận