Giá cao su hôm nay 1/6/2020: Giảm nhẹ, lo ngại căng thẳng Mỹ - Trung về Hồng Kông 

(VOH) – Giá cao su ngày 1/6 giảm xuống mức thấp nhất 3,5 tuần, do các cuộc biểu tình tại các thành phố lớn của Mỹ khiến nhu cầu suy giảm.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su ngày 1/6/2020, lúc 10h30, kỳ hạn tháng 11/2020 giảm nhẹ 0,5 yen/kg, ghi nhận ở mức 153,0 yen/kg. 

Giá cao su tại Tocom – Tokyo Commodity Exchang

Trade Date: Jun 1, 2020                                                                            Prices in yen /kilogram

Month

Last Settlement Price

Open

High

Low

Current

Change

Volume

Settlement

Jun 2020

136.9

135.2

136.1

133.6

135.9

-1.0

32

-

Jul 2020 

142.9

140.9

142.6

140.1

142.2

-0.7

13

-

Aug 2020 

146.4

145.7

146.1

143.9

145.7

-0.7

190

-

Sep 2020   

148.1

146.9

148.1

145.0

148.1

+0.0

341

-

Oct 2020   

150.1

148.8

151.0

147.4

150.8

+0.7

2,582

-

Nov 2020 

153.5

152.1

153.5

149.6

153.0

-0.5

2,886

-

Total 

 

6,044

 

Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)

Trong phiên trước đó, giá cao su chạm 149,6 JPY/kg, thấp nhất kể từ ngày 7/5/2020.

Giá cao su kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Thượng Hải tăng 25 CNY lên 10.230 CNY (1.434 USD)/tấn.

Tồn trữ cao su tại Thượng Hải giảm 0,4% so với tuần trước đó.

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, Trung Quốc đã phá vỡ quyền tự trị của Hồng Kông, song không đề cập đến bất kỳ hành động sẽ làm suy yếu thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 mà Washington và Bắc Kinh đã ký kết vào đầu năm nay.

Giá dầu giảm trong bối cảnh lo ngại về tình trạng bất ổn của Mỹ.

Giá cao su trên sàn TOCOM giảm mặc dù đồng JPY suy yếu khiến tài sản mua bằng đồng JPY đắt hơn khi mua bằng tiền tệ khác.

Chỉ số Nikkei trung bình của Nhật Bản tăng 0,7% so với phiên trước đó.

Đồng USD ở mức khoảng 107,76 JPY so với 107,1 JPY trong phiên trước đó.

Giá cao su kỳ hạn tháng 7/2020 trên sàn SICOM giảm 0,8% xuống 110,2 US cent/kg.

Trung Quốc vẫn dẫn đầu thị trường tiêu thụ cao su Việt Nam

Mặc dù chịu tác động của dịch COVID-19 khiến kim ngạch và giá trị xuất khẩu cao su sang Trung Quốc giảm hơn 30% nhưng đây vẫn là thị trường tiêu thụ lớn nhất của ngành hàng này trong 4 tháng đầu năm 2020.

Báo cáo thị trường nông, lâm, thủy sản số ra mới nhất ngày 20/5 của Cục Xuất nhập khẩu cho biết theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 4/2020, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 42.210 tấn, trị giá 53,64 triệu USD, giảm 30,3% về lượng và giảm 38,4% về trị giá so với tháng 3/2020.

Giá bình quân xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 4/2020 ở mức 1.271 USD/tấn, giảm 11,6% so với tháng 3/2020 và giảm 11,5% so với tháng 4/2019.

Giá cao su hôm nay 1/6/2020: Giảm nhẹ, lo ngại căng thẳng Mỹ - Trung về Hồng Kông 

Ảnh minh họa - Internet 

Trong tháng 4/2020, Trung Quốc vẫn là thị trường đứng đầu về tiêu thụ cao su của Việt Nam, với 27.870 tấn, trị giá 33,56 triệu USD, giảm gần 18% về lượng và giảm 27,6% về trị giá so với tháng 3/2020; so với tháng 4/2019 giảm 44% về lượng và giảm đến 52,3% về trị giá.

Lượng cao su xuất khẩu tới Trung Quốc chiếm 66% trong tổng lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam, giảm so với mức tỉ trọng 66,8% của tháng 4/2019.

Lũy kế 4 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 170.710 tấn, trị giá 236,66 triệu USD, giảm 36,3% về lượng và giảm 33,6% về trị giá so với cùng kì năm 2019.

Giá xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Trung Quốc trong 4 tháng đầu năm 2020 bình quân ở mức 1.386 USD/tấn, tăng 4,3% so với cùng kì năm 2019.

Nhìn chung, trong 4 tháng đầu năm 2020, lượng cao su xuất khẩu sang các thị trường phần lớn đều giảm mạnh. Tuy nhiên, xuất khẩu cao su sang một số thị trường vẫn đạt được sự tăng trưởng so với cùng kì năm 2019 như Nhật Bản, Pháp, Pakistan, Argentina…

Giá Bitcoin hôm nay 1/6/2020: Giá giảm toàn sàn – Giá Bitcoin ngày 1/6 giảm mạnh, thị trường rực lửa, hiện Bitcoin đang dao dịch quanh mức 9.500 USD.

Giá tiêu hôm nay 1/6/2020: Biến động tăng giảm 500-1.000 đồng/kg ngay phiên đầu tuần - Giá tiêu trong nước ngày 1/6 tăng giảm 500- 1.000/kg tại một số địa phương vùng trồng tiêu trọng điểm Tây Nguyên và miền Nam. Giá tiêu thế giới đi ngang.

Bình luận