Giá cao su hôm nay 1/7/2022: Nhích tăng nhẹ

(VOH) - Giá cao su ngày 1/7 biến động trái chiều, trong đó giá kỳ hạn trên Sàn SHFE giảm hơn 0,5%.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 1/7/2022, lúc 11h00, kỳ hạn tháng 9/2022, tăng nhẹ lên mức 255,7 JPY/kg, tăng nhẹ 0,3 yên, tương đương 0,12%.

Giá cao su hôm nay 1/7/2022: Nhích tăng nhẹ 1

Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)

Giá cao su kỳ hạn tháng 6/2022 trên sàn Thượng Hải tăng mạnh 135 CNY, ghi nhận 12.840 CNY/tấn, tương đương 1,06%.

Giá cao su hôm nay 1/7/2022: Nhích tăng nhẹ 2

Ông Joy Alencherry, Chủ sở hữu của J&J Trade Links có trụ sở tại Kerala, cho biết, nguồn cung nguyên liệu thấp hơn dự kiến sẽ hỗ trợ giá do mưa ở các vùng sản xuất trọng điểm đã ảnh hưởng đến hoạt động khai thác.

Trên thị trường toàn cầu, các hợp đồng cao su thiên nhiên tương lai tăng nhẹ trong phiên giao dịch hôm thứ năm do hy vọng nhu cầu từ Trung Quốc sẽ phục hồi.

Nhu cầu đối với cao su từ Trung Quốc - một trong những nước tiêu thụ cao su tự nhiên hàng đầu thế giới, dự kiến sẽ tăng do nước này bắt đầu nới lỏng một số hạn chế liên quan đến COVID-19.

Tuy nhiên, trước chính sách Zero COVID nghiêm ngặt của Bắc Kinh, một số thương nhân vẫn nghi ngờ về sự phục hồi trong các hoạt động kinh tế của nước này - điều có thể khiến giá cao su chịu áp lực trong ngắn hạn.

Thành phố Bắc Kinh đã tuyên bố chiến thắng bước đầu trong trận chiến mới nhất với COVID-19 sau khi kiểm tra hàng triệu người và cách ly hàng nghìn người trong tuần trước để ngăn chặn đợt bùng phát kéo dài bởi một loạt ca bệnh đột ngột.

Dữ liệu của Bộ Tài chính cho thấy, ngay cả khi nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, tăng trưởng doanh thu tài khóa của Trung Quốc trong giai đoạn từ tháng 1 - tháng 5/2022 cũng đã chậm lại.

Giá cao su hôm nay 1/7/2022: Nhích tăng nhẹ 
Ảnh minh họa - Internet 

Diện tích cao su ngày càng thu hẹp, xuất khẩu cao su đối mặt với bài toán thiếu nguyên liệu

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết trong tháng 5, Việt Nam xuất khẩu được 114 nghìn tấn cao su, tương đương 195 triệu USD, tăng 46% về lượng và tăng 38% về trị giá so với tháng 4. Đây là tháng thứ ba liên tiếp xuất khẩu cao su tăng so với cùng kỳ năm ngoái.

Trước đó, năm 2021, kim ngạch xuất khẩu xuất khẩu cao su (cao su thiên nhiên, sản phẩm cao su, gỗ cao su) ước đạt 9,5 tỷ USD, tăng hơn 21% so với năm 2020. Trong đó, xuất khẩu cao su tự nhiên năm 2021 phá kỷ lục 10 năm với 3,3 tỷ USD.

Xuất khẩu cao su ngày càng tăng cả về lượng và chất, tuy nhiên diện tích và sản lượng cao su của Việt Nam gần đây liên tục giảm, ảnh hưởng đến nguồn cung trong nước.

Trong một thập kỷ qua, diện tích cao su đại điền liên tục giảm, bình quân mỗi năm giảm 10.000 – 20.000 ha, do các công ty chuyển đổi cây cao su sang trồng cây khác, hoặc phát triển công nghiệp.

Điều này dẫn đến, sản lượng không đáp ứng đủ nhu cầu, nên trong những năm gần đây, Việt Nam nhập khẩu cao su thiên nhiên từ Lào và Campuchia để phục vụ chế biến các sản phẩm cao su. Luồng cung nhập khẩu này được hòa với nguồn cung trong nước để xuất khẩu.

Để phát triển bền vững ngành cao su, Hiệp hội Cao su Việt Nam cho rằng cần vận động các hộ kinh doanh riêng lẻ hình thành các tổ hợp tác sản xuất cao su theo từng cụm để có điều kiện áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, cơ giới hóa trong sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất.