Giá cao su hôm nay 1/8/2022: Trái chiều nhau

(VOH) – Giá cao su ngày 1/8 tăng giảm trái chiều tại các sàn châu Á. Nguyên nhiên liệu đầu vào tác động mạnh đến ngành cao su.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 1/8/2022, lúc 12h00, kỳ hạn tháng 19/2022, giảm mạnh xuống mức 236,0 JPY/kg, giảm mạnh 2,9 yên, tương đương 1,23%.

Giá cao su hôm nay 1/8/2022: Trái chiều nhau 1

Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)

Giá cao su kỳ hạn tháng 8/2022 trên sàn Thượng Hải tăng mạnh lên mức 115 CNY, ghi nhận 12.285 CNY/tấn, tương đương 0,94%.

Giá cao su hôm nay 1/8/2022: Trái chiều nhau 2

Giá cao su châu Á phiên này tăng do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tăng lãi suất phù hợp với kỳ vọng. Giá cao su kỳ hạn tháng 8 trên sàn Singapore giảm 0,4% xuống 157,0 US cent/kg. 

Trong vài tuần qua, có những lo ngại về việc nhu cầu cao su ở Trung Quốc chậm lại khi các biện pháp phong tỏa chống Covid-19 kéo dài có khả năng dẫn đến giảm hoạt động công nghiệp và tiêu thụ cao su. 

Sản lượng của Toyota Motor trong quý từ tháng 4 đến tháng 6 giảm 9,8% so với kế hoạch ban đầu, nhưng nhà sản xuất ô tô này đã đưa ra một lưu ý lạc quan hơn cho hoạt động kinh doanh của mình từ tháng 8 trở đi khi việc phong tỏa ở Trung Quốc giảm bớt và nhu cầu bên ngoài Nhật Bản vẫn phục hồi. 

Sự thiếu hụt xe tại các đại lý do những khó khăn trong chuỗi cung ứng khiến các nhà sản xuất ô tô dự kiến sẽ làm giảm doanh số bán lẻ ô tô của Mỹ trong tháng 7.

Giá cao su hôm nay 1/8/2022: Trái chiều nhau 
Ảnh minh họa - Internet 

Nguyên nhiên liệu đầu vào tác động mạnh đến ngành cao su

Từ đầu năm 2022 đến nay, giá nhiên liệu tăng cao, nên giá các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cũng tăng đều trong 6 tháng qua. Điều này khiến chi phí đầu vào của ngành cao su tăng.

Giá nhiên liệu tăng mạnh, ảnh hưởng đến giá đầu vào của các khâu sản xuất cao su. Điều này đã tác động lớn đến các doanh nghiệp sản xuất, chế biến cao su xuất khẩu, cũng như tác động đến việc chăm sóc các vườn cao su tiểu điền. Tuy nhiên, để vượt qua khó khăn, ngành cao su đang nỗ lực tìm cơ hội từ trong những thách thức này.

Giá nhiên liệu tăng cao, lạm phát từ các quốc gia trên thế giới đã gây ra hệ lụy không nhỏ đến các ngành nghề. Ngành cao su cũng không nằm ngoài vòng xoáy bão giá và lạm phát. 

Theo đánh giá của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG), ngành cao su phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2022 như sản phẩm bị cạnh tranh gay gắt, giá phân bón tăng gần gấp đôi, nguyên nhiên liệu, chi phí vận chuyển cũng tăng đồng loạt… đặt ra yêu cầu toàn ngành phải nỗ lực rất lớn trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh mới có thể bù vào khoản chi tiêu tăng thêm. Trong khi đó, giá mủ cao su lại có tốc độ tăng chậm hơn so với những chi phí này.

Dự báo biến động kinh tế, chính trị trên thế giới vẫn còn kéo dài và chưa biết thời điểm nào kết thúc, ngành cao su Việt Nam cũng nằm trong guồng xoáy biến động này. Chính vì vậy, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cao su Việt Nam cũng đã có tâm thế chủ động thích ứng với hoàn cảnh, nhanh chóng có nhiều giải pháp để đưa toàn ngành vượt ải.

Bình luận