Chờ...

Giá cao su hôm nay 12/8/2019: Giá cao su tại Tokyo giảm nhẹ

(VOH) - Trên sàn TOCOM (Nhật Bản), giá cao su giao tháng 9/2019 lúc 10h55 ngày 12/8 (giờ địa phương) giảm 0,3% xuống 189,5 yen/kg.

Theo số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Hàn Quốc, 6 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu cao su của Hàn Quốc đạt 279,91 nghìn tấn, trị giá 512,03 triệu USD, giảm 2,4% về lượng và giảm 7,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam là ba thị trường cung cấp cao su chính cho Hàn Quốc. 

Trong 6 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu cao su của Hàn Quốc từ Việt Nam đạt 22,26 nghìn tấn, trị giá 32,95 triệu USD, tăng 13,3% về lượng và tăng 2,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Thị phần cao su Việt Nam trong tổng nhập khẩu cao su của Hàn Quốc trong 6 tháng đầu năm 2019 tăng lên 8%, từ mức 6,9% của cùng kỳ năm 2018.

Giá cao su hôm nay, giá cao su, thị trường cao su

Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu về năng suất cao su ở châu Á.

Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu về năng suất cao su ở châu Á. Bình quân sản lượng tăng trưởng đạt khoảng 9,5%/năm trong những thập kỷ qua, từ 41.100 tấn năm 1980 lên 1.094.500 tấn năm 2017, tăng 26,6 lần.

Với sản lượng trên, Việt Nam là nước đứng thứ 3 trên thế giới về cung cao su thiên nhiên, chiếm khoảng 8,1% tổng sản lượng cao su thế giới, chỉ sau Thái Lan (33,2% thị phần thế giới) và Indonesia (27,2% thị phần thế giới) (Hiệp hội các nước Sản xuất Cao su thiên nhiên - ANRPC, 2018).

Đề án Nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 1137/QĐ-TTg ngày 03/8/2017 khẳng định: Cao su là một trong 8 mặt hàng nông thủy sản đang có lợi thế xuất khẩu cần được tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh.

Xét trên các quan điểm tận dụng được cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do, mặt hàng cao su được đánh giá có lợi thế xuất khẩu và có triển vọng nâng cao năng lực cạnh tranh; Có thể khai thác tối đa lợi thế hiện có và có tiềm năng tạo ra lợi thế so sánh mới dựa trên ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; Có thể nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hóa gắn với năng lực cạnh tranh của DN và năng lực cạnh tranh của quốc gia; Có sự gắn kết hiệu quả giữa DN, hiệp hội ngành hàng và Nhà nước.

Cụ thể, Hiệp định Đối tác Toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ giúp ngành Cao su Việt Nam đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, mở rộng thị trường, nâng cao giá trị gia tăng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng. CPTPP mang đến cho ngành Cao su nhiều cơ hội, tiềm năng và triển vọng phát triển. Đối với cao su thiên nhiên, CPTPP sẽ đưa thuế nhập khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam từ 3% giảm còn 0%. Đối với sản phẩm cao su, mỗi nước thành viên CPTPP có lộ trình cắt giảm riêng cho từng nhóm sản phẩm và sẽ loại bỏ hoàn toàn thuế quan trong vòng 16 năm sau khi CPTPP có hiệu lực.

Do đó, CPTPP tạo cơ hội cho sản phẩm cao su Việt Nam mở rộng thị trường đến các nước mà công nghiệp chế biến cao su chưa phát triển nhiều như: Peru, Chile, Brunei, New Zealand, Úc. Đồng thời, Việt Nam có thể nhập khẩu cao su tổng hợp, máy móc thiết bị hiện đại từ các nước có thế mạnh như: Nhật Bản, Canada, Singapore với mức thuế 0%, nhờ vậy sẽ giúp DN giảm giá thành và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Giá cà phê hôm nay 12/8/2019: Đầu tuần tăng nhẹ - Giá cà phê hôm nay 12/8 tăng bình quân từ 500 - 600 đồng/kg tại các tỉnh Tây Nguyên, riêng  giá cà phê tại Đắk Lắk tăng cao nhất lên 900 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay 12/8/2019: Không đổi, cao nhất 45.000 đồng/kg - Giá tiêu hôm nay 12/8, giá hồ tiêu không đổi với mức giá cao nhất 45.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 43.000 đồng tại Đồng Nai.