Giá cao su hôm nay 13/12/2023: Lao dốc, phủ sắc đỏ toàn thị trường

VOH - Giá cao su ngày 13/12 giảm mạnh tại các sàn châu Á. Thách thức với ngành cao su Đông Nam Á từ luật của EU.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo, giá cao su ngày 13/12/2023, lúc 13h30, kỳ hạn tháng 11/2023, ghi nhận mức 236,4 JPY/kg, giảm mạnh 4,10 yên, tương đương 1,70%.

Giá cao su hôm nay 13/12/2023: Lao dốc, phủ sắc đỏ toàn thị trường 1

Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)

Giá cao su kỳ hạn tháng 7/2023 trên sàn Thượng Hải giảm mạnh 140, ghi nhận mức 13,210 CNY/tấn, tương đương 1,05%.

Giá cao su hôm nay 13/12/2023: Lao dốc, phủ sắc đỏ toàn thị trường 2

Giá cao su kỳ hạn trên thị trường Nhật Bản mở cửa phiên sáng 13/12 tiếp tục sụt giảm theo đà suy yếu của thị trường Thượng Hải cùng giá dầu lao dốc.

Giá dầu tiếp tục trượt dốc sau khi giảm hơn 3% trong phiên trước xuống mức thấp nhất 6 tháng do lo ngại về dư cung và sau khi số liệu kinh tế của Mỹ cho thấy giá tiêu dùng bất ngờ tăng trong tháng 11.

Hiện các nhà đầu tư đang đợi kết quả cuộc họp của Fed trong ngày 13/12. Ngân hàng trung ương được dự kiến sẽ giữ lãi suất không đổi. Cao su tự nhiên thường chịu sự điều chỉnh của giá dầu khi cạnh tranh thị phần với cao su tổng hợp được sản xuất từ dầu thô.

Đồng yên Nhật ở mức 145,45 JPY đổi 1 USD, sau khi ở mức 143,36 JPY/USD trong phiên trước. Đồng yên suy yếu khiến các tài sản định giá bằng đồng tiền này trở nên phải chăng hơn với các khách hàng nước ngoài.

Giá cao su hôm nay 13/12/2023: Lao dốc, phủ sắc đỏ toàn thị trường
Ảnh minh họa - Internet 

Thách thức với ngành cao su Đông Nam Á từ luật của EU

Theo tờ Nikkei Asia, Quy định quản lý vấn đề phá rừng của EU (EUDR) được xây dựng để cấm nhập khẩu 7 mặt hàng - gia súc, ca cao, cà phê, dầu cọ, cao su, đậu nành và các sản phẩm gỗ - nếu chúng có nguồn gốc từ đất hình thành do phá rừng sau năm 2020.

Các nhà nhập khẩu sẽ phải cung cấp "thông tin thuyết phục và có thể kiểm chứng" về chuỗi cung ứng của họ, bao gồm dữ liệu định vị địa lý về nguồn gốc sản phẩm. Việc tuân thủ EUDR sẽ trở thành yêu cầu bắt buộc vào tháng 12/2024 đối với các công ty lớn và vào tháng 6/2025 đối với các công ty nhỏ.

Một số chuyên gia cho rằng mối lo ngại đối với Đông Nam Á là EUDR sẽ gây tổn hại nặng nề cho các nông dân canh tác quy mô nhỏ trong khi không xem xét thỏa đáng vai trò của cao su trong nạn phá rừng.

"Rủi ro là các hộ sản xuất nhỏ về cơ bản sẽ bị đá ra khỏi thị trường vì có quá nhiều yêu cầu và cần quá nhiều nỗ lực để giám sát và truy xuất nguồn gốc cao su mà họ sản xuất", Nikkei Asia dẫn lời ông Jean-Christophe Diepart, một nhà địa nông học tại Campuchia.

Lo ngại tương tự đang gia tăng ở Malaysia. Họ đã cùng Indonesia đàm phán với EU về EUDR vì cả hai lo ngại về tác động đối với ngành dầu cọ của họ. Tuy nhiên, ngành xuất khẩu cao su trị giá 2 tỷ USD của Malaysia cũng bị ảnh hưởng.

Bình luận