Giá cao su hôm nay 13/9/2022: Vụt tăng mạnh

(VOH) – Giá cao su ngày 13/9 đồng loạt tăng mạnh. Giá cao su kỳ hạn trên Sàn TOCOM và SHFE đều biến động trên dưới 2%.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su chiều ngày 13/9/2022, lúc 12h00, kỳ hạn tháng 9/2022, ghi nhận mức 224,4 JPY/kg, tăng mạnh 1,8 yên, tương đương 0,81%.

Giá cao su hôm nay 13/9/2022: Vụt tăng mạnh 1

Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)

Giá cao su kỳ hạn tháng 9/2022 trên sàn Thượng Hải tăng mạnh 195, ghi nhận mức 11.610 CNY/tấn, tương đương 1,71%.

Giá cao su hôm nay 13/9/2022: Vụt tăng mạnh 2

Giá cao su tại Nhật Bản duy trì ổn định trong bối cảnh đồng JPY suy yếu hỗ trợ giá tăng, song giá cao su tại Thượng Hải giảm gây áp lực giảm.

Thị trường Trung Quốc tiếp tục chiến dịch zero Covid nên sức mua chậm càng làm cho giá tiêu thị trường nội địa giảm so với quý I/2022. 

Lo ngại về nhu cầu cao su tại nước mua hàng đầu – Trung Quốc – chậm lại, khi nước này đối mặt với khủng hoảng bất động sản, các đợt nắng nóng làm gián đoạn hoạt động sản xuất và các hạn chế về Covid-19 kéo dài ảnh hưởng đến hoạt động công nghiệp và tiêu thụ.

Giá cao su hôm nay 13/9/2022: Vụt tăng mạnh 
Ảnh minh họa - Internet 

Tổng quan thị trường cao su Ấn Độ mới nhất 

Giá cao su tự nhiên tại Ấn Độ về cơ bản đã giảm đáng kể trong 4 tuần (tính đến ngày 26/8) do xu hướng giảm trên toàn cầu.

Thị trường Ấn Độ cũng bị ảnh hưởng bởi nguồn cung nội địa tốt hơn dự kiến trong tháng 8 khi mưa gió mùa yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hoạch không bị gián đoạn.

Một nguyên nhân khác là do lĩnh vực vận tải biển đã trở lại bình thường và giá cước vận tải biển giảm mạnh, khiến việc nhập khẩu cao su tự nhiên nhanh hơn và rẻ hơn.

Trong bối cảnh không chắc chắn và lo ngại về việc chậm trễ vận chuyển, các công ty lốp xe của Ấn Độ đã cắt giảm lượng hàng tồn kho cao su tự nhiên nhằm giảm chi phí tồn kho.

Ngoài vị thế cung cầu không thuận lợi, một số yếu tố không cơ bản đang tác động đến tâm lý thị trường toàn cầu, bao gồm căng thẳng địa chính trị giữa Trung Quốc - Đài Loan, và sự không chắc chắn phát sinh từ cuộc chiến Nga - Ukraine kéo dài.

Ngoài ra, các đợt phong tỏa do COVID-19 không hồi kết ở một số khu vực của Trung Quốc, sự mạnh lên của đồng USD lên mức cao nhất gần hai thập kỷ và sự suy yếu liên tục của các đồng tiền của các nước xuất khẩu cao su tự nhiên cũng là những nguyên nhân tác động đến thị trường cao su.

Cao su giá rẻ có xuất xứ từ Bờ Biển Ngà và các nước châu Phi khác cũng bắt đầu tác động đến thị trường cao su tự nhiên của Ấn Độ và thu nhập của người trồng.

Nông dân ở các khu vực ven biển và vùng Malnad của bang Karnataka đã trồng cao su cùng với trồng cau. Do đó, việc giá cao su giảm đã khiến nhiều người lo ngại về triển vọng tương lai của mặt hàng này.

Cao su thiên nhiên đang được một số người nhập khẩu dưới dạng cao su hỗn hợp để tránh một phần thuế. Điều này đã ảnh hưởng đến người trồng cao su do giá thị trường của hàng hóa thấp hơn giá thành sản xuất.