Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 14/6/2021, lúc 13h00, kỳ hạn tháng 11/2021, giảm mạnh 1,6 JPY, tương đương 0,67% xuống mức 239,8 JPY/kg (2,2 USD)/kg.
Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)
Giá cao su kỳ hạn tháng 9/2021 trên sàn Thượng Hải giảm 1,39% xuống mức 12.740 CNY/tấn.
Theo Nhật báo Mainichi đưa tin, sau khi kết thúc tình trạng khẩn cấp tại Tokyo và một số tỉnh khác vào ngày 20/6/2021, chính phủ Nhật Bản có thể sẽ tiếp tục duy trì tình trạng này đến khi diễn ra Thế vận hội vào đầu tháng 7 tới.
Giá cao su Nhật Bản giảm trong phiên cuối tuần sau khi xuất hiện thông tin Chính phủ đang xem xét duy trì một số hạn chế trong thời gian dài hơn để ngăn cản sự lây nhiễm của virus corona.
Việc dự kiến sẽ tiếp tục duy trì tình trạng khẩn cấp của Nhật Bản để bảo đảm an toàn cho người dân và Thế vận hội Olympic sắp tới tổ chức tại nước này, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn chưa thể kiểm soát, làm chậm lại sự hồi phục kinh tế của đất nước.
Việc lạm phát Mỹ ngày càng gia tăng khiến cho giá cao su niêm yết trên sàn châu Á lao dốc.
Ấn Độ - nước tiêu thụ cao su lớn thứ hai thế giới và là nước sản xuất cao su lớn thứ 6 thế giới - đang phải đối mặt với khủng khoảng Covid-19. Bang Kerala, nơi sản xuất cao su lớn nhất của Ấn Độ, đã áp lệnh phong tỏa từ đầu tháng 5/2021 do đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh.
Kỳ hạn tháng 8/2021 ở mức 12.685 CNY/tấn giữ nguyên so với giao dịch trước đó, kỳ hạn tháng 9/2021 ở mức 12.740 CNY/tấn, giữ nguyên so với giao dịch trước đó.
Theo Tổ chức Nghiên cứu Cao su Quốc tế (IRSG), tiêu thụ cao su tự nhiên toàn cầu dự kiến sẽ tăng 7% trong năm 2021, sau khi giảm 8,1% vào năm 2020 do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Đồng thời, IRSG dự báo tiêu thụ cao su tự nhiên toàn cầu sẽ tăng 5,3% vào năm 2022.
Tuy nhiên IRSG cũng lo ngại rằng sự phục hồi nhu cầu cao su có thể thấp hơn dự kiến do đợt dịch mới đây đã gây ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ cao su. Dựa vào xu hướng sản xuất và nhu cầu năm nay, IRSG dự kiến nhu cầu cao su tổng hợp sẽ tăng 7,2%.
Còn ở Thái Lan - nước sản xuất và xuất khẩu cao su hàng đầu thế giới - làn sóng tái bùng phát dịch Covid-19 cũng đang diễn biến phức tạp.
Xuất khẩu cao su tháng 5 tăng hơn gấp rưỡi cùng kỳ
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) ước tính trong tháng 5/2021, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt khoảng 80.000 tấn, trị giá 139 triệu USD, tăng hơn 26% về lượng và tăng 7,2% về trị giá so với tháng 4/2021; so với tháng 5/2020 tăng 7,2% về lượng và tăng gần 55% về trị giá.
Giá xuất khẩu bình quân ở mức 1.738 USD/tấn, giảm 2,2% so với tháng 4/2021, nhưng tăng 44,6% so với tháng 5/2020.
Lũy kế 5 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cao su ước đạt 548.000 tấn, trị giá 923 triệu USD, tăng 58,7% về lượng và tăng 94% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 99,53% tổng lượng hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp xuất khẩu của cả nước, với 283.740 tấn, trị giá 456,58 triệu USD, tăng 88,8% về lượng và tăng 118,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Nhìn chung, trong 4 tháng đầu năm 2021, phần lớn các chủng loại cao su xuất khẩu đều đạt được tăng trưởng khá so với so với cùng kỳ năm 2020.
Về giá xuất khẩu, trong 4 tháng đầu năm 2021, giá xuất khẩu bình quân các chủng loại cao su hầu hết đều có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm 2020, trừ cao su tổng hợp và cao su tái sinh có giá xuất khẩu bình quân giảm.
Niềm vui từ giá mủ cao su tăng
Giá mủ cao su liên tục tăng từ đầu năm đến nay. Năng suất cao, giá mua mặt hàng “vàng trắng” tại vườn tăng, giá xuất khẩu tăng nên cả nông dân và doanh nghiệp đều được lợi.
Giá mủ hiện nay tăng lên 17.000 - 18.000 đồng/kg; cách 2 ngày cạo mủ một lần, trừ chi phí thuê nhân công 250.000 - 270.000 đồng/nửa ngày, nhà vườn có thể thu nhập gần 30 triệu đồng/tháng. Với giá mủ cao su hiện tại, nhà nông phấn khởi, không còn phân vân trồng - chặt như thời gian qua.
Tiếp tục khảo sát các khu vực trồng cao su ở tỉnh Bình Phước những ngày gần đây cho thấy, giá mủ cao su được các thương lái thu mua tại các khu vực có diện tích cao su lớn như Tà Nốt, Tà Pét, nhà máy chế biến mủ (huyện Lộc Ninh), các huyện Phú Riềng, Bình Long… khá ổn định, với giá dao động từ 16.000 - 18.000 đồng/kg.
Từ một nông trường với diện tích 3.000ha cây cao su già cỗi, đến nay Công ty cổ phần Cao su Đồng Phú đã có diện tích trên 10.000ha cao su, với gần 8.000ha vườn cây đang khai thác. Lãnh đạo công ty cho hay, từ đầu năm đến nay, mủ cao su sau khi chế biến có giá xuất khẩu liên tục tăng và ổn định, giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất, vượt qua khó khăn do dịch Covid-19 gây ra. Giá bán bình quân mủ cao su của công ty dao động ở mức 46,3 triệu đồng/tấn, cao hơn giá bán bình quân cả năm 2020 là 35,3 triệu đồng/tấn.