Chờ...

Giá cao su hôm nay 14/7/2022: Giảm nhẹ

(VOH) - Giá cao su ngày 14/7 giảm nhẹ toàn thị trường châu Á. Giá kỳ hạn trong phiên sáng nay biến động trái chiều với mức điều chỉnh dưới 1%.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 14/7/2022, lúc 10h00, kỳ hạn tháng 11/2022, giảm nhẹ xuống mức 245,4 JPY/kg, giảm nhẹ 0,1 yên, tương đương 0,04%.

Giá cao su hôm nay 14/7/2022: Giảm nhẹ 1

Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)

Giá cao su kỳ hạn tháng 7/2022 trên sàn Thượng Hải giảm mạnh xuống mức 130 CNY, ghi nhận 11.920 CNY/tấn, tương đương 1,08%.

Giá cao su hôm nay 14/7/2022: Giảm nhẹ 2

Giá cao su tại Nhật Bản vững trong phiên vừa qua với biên độ dao động hẹp. Thị trường đang lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu khi dịch COVID-19 tái bùng phát ở Trung Quốc và Nhật Bản, tuy nhiên đồng yen yếu đi và giá cao su ở Thượng Hải tăng ngăn giá giảm mạnh. 

Giá cao su giao tháng 8 trên nền tảng SICOM của Sàn giao dịch Singapore giảm 0,1% xuống 160,4 US cent/kg.

Cư dân ở trung tâm tài chính Thượng Hải ngày càng lo lắng về đợt bùng phát Covid-19 dai dẳng gây ra hàng chục ca dương tính mỗi ngày chỉ vài tuần sau khi lệnh cấm vận toàn thành phố kéo dài hai tháng được dỡ bỏ vào tháng trước.

Sau một thời gian rớt giá mạnh, năm nay, giá cao su tại Kerala (Ấn Độ) đã đạt mức cao nhất, mang lại sự nhẹ nhõm cho nông dân. Nhiều người kỳ vọng rằng giá sẽ neo ở mức cao kỷ lục này trong một thời gian.

Theo các thương nhân, việc tăng giá là do lượng hàng tồn kho lớn từ các thị trường chính. Bên cạnh đó, sau những trận mưa ít hơn vào tháng 6, những người trồng trọt đã kéo dài thời gian cạo mủ trong năm nay.

Giá cao su hôm nay 14/7/2022: Giảm nhẹ 
Ảnh minh họa - Internet 

Vườn cao su hơn trăm tuổi của người Pháp còn sót lại ở Việt Nam

Tại xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất, Đồng Nai có vườn cao su bảo tồn với diện tích 8 ha. Vườn cây này được người Pháp trồng đầu tiên ở Việt Nam với tên gọi đồn điền Suzanah vào năm 1906 đến nay đã được 116 năm, hiện vườn được Nông trường Cao su Dầu Giây quản lý, bảo tồn và được coi là vườn bảo tồn của ngành cao su Việt Nam. Trong vườn có khá nhiều cây cao su to lớn, ông Đỗ Minh Tuấn, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cao su Đồng Nai cho biết, hiện vườn còn hơn 100 cây cao su 116 năm tuổi.

Những cây cao su do người Pháp trồng là cây giống thực sinh (trồng bằng hạt) nên có gốc rất lớn, có cây tới vài người ôm. Vì đã trên 100 năm tuổi, nên nhiều cây đã bị rỗng ruột bởi nhiều lý do. Tuy nhiên, cây vẫn đứng vững trên đất. Khuôn viên khu vườn cũng có một ngôi nhà được phục dựng, nơi đây mô phỏng theo nguyên mẫu nhà của công nhân cao su thời Pháp thuộc.

Hiện Vườn cây cao su bảo tồn đã được tỉnh Đồng Nai công nhận là Di tích cấp tỉnh. Tổng Công ty Cao su Đồng Nai đang làm việc với VRG và tỉnh Đồng Nai để Vườn cây cao su bảo tồn có một vị trí xứng đáng hơn.