Giá cao su hôm nay 15/3/2021: Nhu cầu cao su thế giới hồi phục mạnh mẽ

(VOH) – Giá cao su ngày 15/3 tăng đồng loạt trên các sàn châu Á. ANRPC dự báo triển vọng sản xuất cao su tự nhiên thế giới có khả năng giảm.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 15/3/2021, lúc 13h00, kỳ hạn tháng 8/2021, tăng 0,3 yen/kg, tương đương 0,11%,  lên mức 274,2 JPY/kg. 

Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)

Giá cao su hôm nay 15/3/2021: Nhu cầu cao su thế giới hồi phục mạnh mẽ 1

Giá cao su kỳ hạn tháng 5/2021 trên sàn Thượng Hải tăng 1% lên 15.305 CNY/tấn.

Từ đầu năm 2021 tính tới thời điểm này, giá cao su thiên nhiên tăng khá mạnh. Giá cao su khối trung bình tháng 2/2021 đạt trên 160 US cent/kg, tăng 22% so với mức trung bình 131 US cent của năm 2020. Giám đốc điều hành của SET, ông Veerasith Sinchareonkul nhận định nhu cầu cao su thiên nhiên năm 2021 sẽ hồi phục mạnh mẽ khi đại dịch Covid-19 kết thúc.

Cũng theo ông Veerasith, nền kinh tế cùng ngành công nghiệp ô tô ở Trung Quốc tăng trưởng mạnh mẽ trở lại đã thúc đẩy giá cao su tự nhiên tăng lên. Nhu cầu sản xuất lốp xe và găng tay cao su sau khi dịch Covid-19 bùng phát đang đẩy giá cao su tăng lên.

STA dự kiến sẽ bán được hơn 1,2 triệu tấn cao su tự nhiên trong năm 2021, tương đương trung bình 300.000 tấn/quý, tăng khoảng 16% so với 1,03 triệu tấn năm 2020.

Trong khi đó, giá cao su tự nhiên trong quý I/2021 vẫn tăng mạnh, trung bình cao hơn từ 5 - 10% so với mức 148 US cent của quý IV/2020. STA kỳ vọng nhu cầu sẽ tăng ổn định trong quý II /2021.

Giá cao su hôm nay 15/3/2021: Nhu cầu cao su thế giới hồi phục mạnh mẽ 2

Nhu cầu cao su thế giới hồi phục mạnh mẽ trong năm 2021

Từ đầu năm 2021 tính tới thời điểm này, giá cao su thiên nhiên tăng khá mạnh. Giá cao su khối trung bình tháng 2/2021 đạt trên 160 US cent/kg, tăng 22% so với mức trung bình 131 US cent của năm 2020. Giám đốc điều hành của SET, ông Veerasith Sinchareonkul nhận định nhu cầu cao su thiên nhiên năm 2021 sẽ hồi phục mạnh mẽ khi đại dịch Covid-19 kết thúc.

Cũng theo ông Veerasith, nền kinh tế cùng ngành công nghiệp ô tô ở Trung Quốc tăng trưởng mạnh mẽ trở lại đã thúc đẩy giá cao su tự nhiên tăng lên. Nhu cầu sản xuất lốp xe và găng tay cao su sau khi dịch Covid-19 bùng phát đang đẩy giá cao su tăng lên.

STA dự kiến sẽ bán được hơn 1,2 triệu tấn cao su tự nhiên trong năm 2021, tương đương trung bình 300.000 tấn/quý, tăng khoảng 16% so với 1,03 triệu tấn năm 2020.

Trong khi đó, giá cao su tự nhiên trong quý I/2021 vẫn tăng mạnh, trung bình cao hơn từ 5 - 10% so với mức 148 US cent của quý IV/2020. STA kỳ vọng nhu cầu sẽ tăng ổn định trong quý II /2021.

Giá cao su hôm nay 15/3/2021: Nhu cầu cao su thế giới hồi phục mạnh mẽ 3
Ảnh minh họa - Internet 

Các hãng ô tô có thể tiếp tục cắt giảm sản lượng trong những tháng tới

Các nhà sản xuất ô tô trên khắp thế giới có thể sẽ buộc phải tiếp tục cắt giảm sản lượng trong những tháng tới trước khi tình trạng thiếu hụt nguồn cung chất bán dẫn toàn cầu được giải quyết.

Theo các chuyên gia trong ngành, các tập đoàn sản xuất ô tô của Nhật Bản như Toyota, Honda, Nissan cho biết đã tạm dừng một phần hoạt động sản xuất tại các nhà máy trên khắp thế giới do thiếu chip sau khi các nhà máy buộc phải đóng cửa, do đại dịch COVID-19. Nhu cầu chip, được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị điện tử bao gồm cả trong xe cộ, đã tăng mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực kể từ mùa Thu năm ngoái khi kinh tế toàn cầu khởi sắc.

Yoshiharu Izumi, nhà phân tích cấp cao của SBI Securities Co, nhận định chênh lệch cung cầu đối với chất bán dẫn đột ngột nới rộng vào cuối năm ngoái, do đà phục hồi mạnh mẽ của doanh số bán ô tô toàn cầu, doanh số bán điện thoại thông minh và việc thiết lập mạng 5G.

Khi doanh số bán trò chơi điện tử tăng vọt do người dân dành nhiều thời gian ở nhà hơn, sự gia tăng hoạt động sản xuất các máy chơi game như PlayStation 5 của Sony Interactive Entertainment Inc. và Xbox Series X của Microsoft Corp cũng góp phần làm hao hụt nguồn cung chip.

Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc cũng góp phần vào sự suy giảm nguồn cung chip sau khi Bộ Thương mại Mỹ đưa thêm tập đoàn sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc, SMIC vào danh sách đen thương mại trong tháng 12/2020, với cáo buộc có liên hệ với quân đội Trung Quốc.