Giá cao su hôm nay 15/7/2021: Quay đầu tăng sau nhiều phiên ảm đảm

(VOH) – Giá cao su ngày 15/7 tăng khởi sắc tại Nhật Bản và Trung Quốc, thị trường tháng 8 có thể giảm do lo ngại về sự lây lan của biến thể Delta.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 15/7/2021, lúc 13h00, kỳ hạn tháng 11/2021, tăng mạnh lên 4,2 JPY, tương đương 2,00% lên mức 213,7 JPY/kg.

Giá cao su hôm nay 15/7/2021: Quay đầu tăng sau nhiều phiên ảm đảm 1

Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)

Giá cao su kỳ hạn tháng 11/2021 trên sàn Thượng Hải tăng mạnh 160 CNY, tương đương 1,21%, lên mức 13.435 CNY/tấn.

Giá cao su hôm nay 15/7/2021: Quay đầu tăng sau nhiều phiên ảm đảm 2

Kỳ hạn tháng 8/2021 ở mức 13.265 Nhân dân tệ/tấn, tăng 170 Nhân dân tệ so với giao dịch trước đó, kỳ hạn tháng 9/2021 ở mức 13.265 Nhân dân tệ/tấn, giảm 70 Nhân dân tệ so với giao dịch trước đó.

Giá cao su tại Nhật Bản tăng nhẹ sau khi giảm 5 phiên liên tiếp xuống mức thấp nhất 8 tháng, do lo ngại về sự lây lan của biến thể Delta.

Về giá xuất khẩu, trong 5 tháng đầu năm 2021, giá xuất khẩu bình quân của hầu hết các chủng loại cao su đều tăng so với cùng kỳ năm 2020, trừ cao su tổng hợp và cao su tái sinh có giá xuất khẩu bình quân giảm.

Lo ngại nhu cầu các sản phẩm cao su sẽ yếu đi do COVID-19 tái bùng phát, nhiều nhà giao dịch "án binh bất động".

Xu hướng giảm giá chủ yếu là do đại dịch COVID-19 tái bùng phát trên toàn cầu, đặc biệt là biến thể Delta và tỷ lệ tiêm chủng chưa đạt kỳ vọng.

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam tăng cường xây dựng phương án và thực hiện chứng chỉ về quản lý rừng cao su bền vững

Được sự hướng dẫn, hỗ trợ của Tổng cục Lâm nghiệp và PEFC, từ năm 2019, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) đã tạo điều kiện cho các thành viên xây dựng phương án quản lý rừng bền vững theo Thông tư số 28/2018 của Bộ NNPTNT và đăng ký thực hiện chứng chỉ rừng VFCS/PEFC cho rừng trồng cây cao su và nhà máy chế biến mủ cao su.

Đến tháng 7/2021, 11 thành viên VRG được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế PEFC ST 1001:2010 trên 51.317 ha cao su và được cấp chứng chỉ quản lý chuỗi hành trình sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế PEFC ST 2002:2013 cho 20 nhà máy.

Hai tổ chức chứng nhận đã đánh giá và cấp chứng chỉ cho các công ty này là GFA Certification GmbH (Đức) và SGS Société Générale de Surveillance SA (Thụy Sĩ). Một số công ty khác đang chờ đánh giá để được cấp chứng chỉ.

VRG dự kiến đến cuối năm 2021 có trên 268.000 ha cao su tại Việt Nam hoàn thành Phương án quản lý rừng bền vững theo VFCS, trong đó, khoảng 100.000 ha có chứng chỉ VFCS/PEFC-FM và khoảng 38 nhà máy chế biến có chứng chỉ PEFC-CoC (gồm 36 nhà máy chế biến mủ cao su và 2 nhà máy chế biến gỗ cao su).

Bên cạnh đó, VRG đang tích cực làm việc với Tổ chức FSC để thống nhất lộ trình tái kết nối và triển khai thực hiện theo lộ trình tái kết nối với mục đích phấn đấu đến cuối năm 2022 có thể hợp tác đầy đủ, toàn diện với FSC trong việc thực hiện hệ thống quản lý rừng bền vững theo hệ thống FSC song song với bên cạnh việc duy trì và thực hiện chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo PEFC.

Giá cao su hôm nay 15/7/2021: Quay đầu tăng sau nhiều phiên ảm đảm 3
Ảnh minh họa - Internet 

Trồng cây cao su ở Mường Chà góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân

Thực hiện dự án trồng cây cao su trên địa bàn huyện Mường Chà, tổng diện tích đất quy hoạch trồng cây cao su đã đo đạc hơn 2.499 ha. Trong đó, diện tích đất do hộ gia đình, cá nhân quản lý trên 2.009 ha (hơn 1.751 ha đã đưa vào trồng cây cao su; trên 257,4 ha không trồng cao su). 

Từ năm 2017 – 2019 Công ty CP Cao su Điện Biên đã tổ chức chi trả tiền sản phẩm cho các hộ dân góp đất trồng cao su với số tiền gần 3,1 tỷ đồng. Trong năm 2020 dự kiến chi trả tiền phân chia sản phẩm cho các hộ dân góp đất trên 2 tỷ đồng, tuy nhiên đến nay Công ty chưa thực hiện chi trả do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.

Theo đánh giá của lãnh đạo UBND huyện Mường Chà, dự án trồng cây cao su trên địa bàn đã góp phần tích cực tạo công ăn việc làm ổn định cho lao động địa phương. 

Tuy nhiên, quá trình hoàn thiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ trồng cao su đã phát sinh một số khó khăn về hồ sơ đất đai, như: Một số chủ hộ đã chết, đang làm thủ tục thừa kế cho người thân; một số thửa đất chưa xác định được thông tin về người góp đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có sai lệch về họ/tên/năm sinh… so với CMND, hộ khẩu của người dân dẫn đến khó khăn cho công tác ký kết và chứng thực hợp đồng. Một số hộ dân không có mặt tại địa phương nên chưa ký được hợp đồng…