Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá cao su hôm nay 16/12/2020: Giá tại Osaka cao nhất 7 ngày qua

(VOH) – Giá cao su ngày 16/12 tăng liên tiếp, nhờ số liệu sản lượng ổn định tại các nhà máy Trung Quốc và nhu cầu tài sản rủi ro của các nhà đầu tư tăng lên khi vắc-xin Covid-19 được tung ra.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 16/12/2020, lúc 11h00, kỳ hạn tháng 4/2021, tăng 3,4 JPY, tương đương 1,4%, ghi nhận ở mức 247,5 JPY/kg. 

Đầu phiên giao dịch, giá đã đạt mức cao nhất ở 247,5 JPY/kg kể từ ngày 08/12/2020.

Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)

Giá cao su hôm nay 16/12/2020: Giá tại Osaka cao nhất 7 ngày qua ảnh 1

Giá cao su kỳ hạn tháng 5/2021 trên sàn Thượng Hải tăng 55 CNY lên 14.645 CNY (2.240 USD)/tấn.

Giá cao su sàn Osaka (OSE) tăng liên tiếp trong tuần nhờ kỳ vọng về gói kích thích kinh tế mới ở Mỹ sẽ được thông qua, nhằm hỗ trợ nền kinh tế Mỹ đang gặp khó khăn. Mức giá hiện tại trên sàn Osaka (kỳ hạn tháng 1/2021) là mức thấp nhất trong 6 tháng qua.

Nguồn cung mủ cao su tại châu Á đang gặp khó khăn. Thời tiết xấu cũng ảnh hưởng đến nguồn cung mủ cao su tại Thái Lan, Malaysia hay Ấn Độ.

Sản lượng công nghiệp của Trung Quốc trong tháng 11/2020 tăng tháng thứ 8 liên tiếp, với tốc độ tăng nhanh nhất trong 20 tháng, do chi tiêu tiêu dùng tăng trở lại và các nước đối tác thương mại của Trung Quốc tăng nhu cầu đối với hàng hóa sản xuất từ nước này do đã nới lỏng hạn chế phòng dịch Covid-19.

Tỷ lệ nhiễm và tử vong do Covid-19 hiện đáng báo động trên khắp châu Âu và Mỹ. Vắc-xin Covid-19 của công ty Moderna đã được cấp phép theo quy định trong tuần này.

Khu vực Bắc Mỹ dự kiến sẽ tiếp tục thống trị ngành sản xuất cao su toàn cầu cho tới năm 2026 với mức tăng trưởng là hơn 37 tỉ chiếc găng tay. Tác động của đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy việc sản xuất găng tay một cách đáng kể trên toàn thế giới.

Sự bùng phát của đại dịch COVID-19 càng khiến quốc gia này nhận ra tiềm năng của găng tay cao su và vật tư y tế. Họ đã tăng cường dự trữ để đối phó với những đợt bùng phát tương tự trong tương lai.

Không chỉ trong lĩnh vực y khoa, Bắc Mỹ đang đẩy mạnh tiêu thụ cao su ở các lĩnh vực khác nhau và mở rộng mối quan hệ với Malaysia cũng như các nước châu Âu. Nhu cầu tăng mạnh sẽ giúp khu vực này duy trì vị trí dẫn đầu thị trường cao su cho đến năm 2026.

Giá cao su kỳ hạn tháng 01/2021 trên sàn ICOM Singapore giảm 0,5% xuống 156,3 US cent/kg.

Giá cao su hôm nay 16/12/2020: Giá tại Osaka cao nhất 7 ngày qua ảnh 2

Cơ hội cho cao su mở rộng thị trường

Những năm gần đây, nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm cao su thiên nhiên bền vững của ngành cao su Việt Nam ở nhiều nước ngày càng cao.

Theo đại diện các công ty thương mại lớn chuyên cung ứng sản phẩm cao su cho các nhà sản xuất toàn cầu, cao su thiên nhiên rất phổ biến trong chế biến sâu các sản phẩm từ lốp xe, linh kiện ô tô, đế giày, sản phẩm thể thao, thiết bị y tế.

Cao su thiên nhiên có chứng chỉ bền vững là sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam.

Theo ông John Heath - Giám đốc Thương mại, Phụ trách Cao su thiên nhiên của nhà cung cấp cao su Corrie MacColl cho 600 doanh nghiệp trên toàn thế giới khẳng định: Hiện nay, thị trường châu Âu hiện đang dành nhiều sự quan tâm đến cao su có chứng chỉ FSC (chứng chỉ bền vững của Hội đồng Quản trị rừng thế giới). Chúng tôi bắt buộc phải mua cao su bền vững, vì đây là nhu cầu của khách hàng của chúng tôi.Trong khi đó, đại diện công ty Yulex - cung ứng các sản phẩm cao su cho một số hãng nổi tiếng thế giới như Hermes Paris, Timberland, Hunter, H&M, Apple, Lego... cho biết, doanh nghiệp này chỉ phân phối các sản phẩm cao su bền vững có chứng chỉ FSC.Theo ông Jeff Martin - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của Yulex, cao su thiên nhiên bền vững giúp họ sản xuất ra 40.000 hạng mục sản phẩm khác nhau để cung ứng cho thị trường trong các lĩnh vực y tế, công nghiệp, tiêu dùng.Sử dụng cao su thiên nhiên bền vững chính sách quan trọng trong sản xuất và kinh doanh của các doang nghiệp sản xuất lốp xe và thu mua cao su lớn trên toàn cầu như Goodyear, Hankook, Michelin, Pirelli hay Sumitomo...

Nhu cầu về cao su thiên nhiên có chứng chỉ bền vững ngày càng được ưa chuộng và mở rộng. Điều này đặt ra yêu cầu đối với các doanh nghiệp cao su thiên nhiên của Việt Nam cũng phải nỗ lực thay đổi theo hướng phát triển bền vững để duy trì thị phần lâu dài và ổn định trong bối cảnh giá cao su luôn ở mức thấp trong nhiều năm qua.

Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế phát triển này. Tổng Cục lâm nghiệp và Vụ sản xuất Lâm nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện thí điểm Chứng chỉ rừng Việt Nam (VFCS). Theo đó, Hiệp hội Cao su Việt Nam quảng bá rộng rãi "Nhãn hiệu chứng nhận "Cao su Việt Nam" và hỗ trợ hội viên tuân thủ VFCS cũng như tích cực gia tăng nhận thức về phát triển bền vững và có trách nhiệm cho doanh nghiệp.

Bình luận