Giá cao su hôm nay 16/6/2021: Tăng tại sàn Thượng Hải, giảm mạnh tại Osaka

(VOH) – Giá cao su ngày 16/6 tăng giảm trái chiều tại sàn giao dịch châu Á do những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 16/6/2021, lúc 13h00, kỳ hạn tháng 11/2021, giảm mạnh 1,6 JPY, tương đương 0,67% xuống mức 239,8 JPY/kg. 

Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)

Giá cao su kỳ hạn tháng 9/2021 trên sàn Thượng tăng 1,03% xuống mức 12.780 CNY/tấn. 

Giá cao su hôm nay 16/6/2021: Tăng tại sàn Thượng Hải, giảm mạnh tại Osaka 1

Nhật Bản đã trải qua làn sóng COVID-19 lần thứ 4 và các chương trình cứu trợ đại dịch của Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) được đưa ra nhằm hỗ trợ nền kinh tế khiến thị trường thêm lạc quan.

Các ca lây nhiễm COVID-19 cao kỷ lục hàng ngày tại một số quốc gia châu Á đã tác động gián tiếp đến nền công nghiệp cao su trong ngắn hạn.

Tổng thư ký Tổ chức Nghiên cứu Cao su Quốc tế (IRSG) Salvatore Pinizzotto cho biết, tiêu thụ cao su thiên nhiên toàn cầu năm 2021 được dự kiến tăng 7%, sau khi giảm 8,1% trong năm 2020 do đại dịch, theo Báo Thế giới & Việt Nam.

Còn năm 2022, con số này sẽ vẫn tiếp tục tăng thêm 5,3%. Tuy nhiên, nếu đại dịch Covid-19 ở Châu Á diễn biến xấu đi thì nhu cầu có thể sẽ hồi phục chậm hơn so với dự kiến.

Tổ cức này cũng dự báo sản lượng cao su thiên nhiên năm 2021 sẽ tăng 5%, thấp hơn mức tăng nhu cầu. Trong đó, sản lượng của khu vực Đông Nam Á giảm nhưng sẽ tăng ở các khu vực khác trên thế giới.

Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Hàn Quốc và Nhật Bản là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su cho Trung Quốc, theo báo cáo từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Giá cao su hôm nay 16/6/2021: Tăng tại sàn Thượng Hải, giảm mạnh tại Osaka 2

Doanh nghiệp săm lốp xoay xở trước khó khăn

Sau thời gian điều tra, ngày 24/5/2021, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) kết luận, lốp ô tô từ Việt Nam có trợ cấp, bán phá giá và đưa ra mức thuế chống trợ cấp đối với lốp ô tô từ 6,23 – 7,89%. Cùng với thuế chống trợ cấp, lốp xe từ Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ còn bị áp thuế chống bán phá giá với thuế suất 22,3%. 

Lãnh đạo CSM cho biết, Mỹ áp thuế chống phá giá đối với các sản phẩm săm lốp sản xuất tại Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam. CSM còn phải chịu thêm một loại thuế là thuế trợ cấp chính phủ. Tính tổng cộng 2 loại thuế, công ty phải chịu xấp xỉ 29%. Mức thuế này cao hơn mức thuế của các nhà sản xuất Thái Lan, nhưng thấp hơn Hàn Quốc, Đài Loan. Chính vì vậy, CSM vẫn còn cơ hội để xuất khẩu hàng sang Mỹ.

Nhằm chia sẻ mức thuế này với đối tác tại Mỹ, CSM đã đồng ý giảm giá 5% cho khách hàng đối với các sản phẩm chịu thuế. Ngoài ra, các sản phẩm lốp xe bán thép đã và đang được xuất khẩu sang một số quốc gia khác như Philippines, Hàn Quốc, Bangladesh, Yemen… 

Giá cao su hôm nay 16/6/2021: Tăng tại sàn Thượng Hải, giảm mạnh tại Osaka 3
Ảnh minh họa - Internet 

Thực tế, không phải doanh nghiệp sản xuất lốp ô tô nào cũng chịu tác động bởi quyết định áp thuế từ Mỹ. Theo Bộ Công Thương, 95% doanh nghiệp xuất khẩu lốp ô tô từ Việt Nam sang Mỹ không chịu tác động bởi quyết định của DOC lần này, chỉ có 5% bị áp thuế chống trợ chấp, chống bán phá giá, trong đó có một số sản phẩm của Sailun (Việt Nam), Kumho Tire (Việt Nam) …

Đối với DRC, giới phân tích đánh giá, kết luận của DOC sẽ không ảnh hưởng đến DRC do doanh nghiệp chủ yếu xuất khẩu vào Mỹ lốp xe tải nặng radial toàn thép – không phải sản phẩm bị điều tra bao gồm lốp bán thép, lốp tải nhẹ.

Các khó khăn trên được nhận diện từ đầu năm 2021 nên nhiều doanh nghiệp ngành săm lốp ô tô lên kế hoạch kinh doanh thận trọng. Chẳng hạn, CSM đặt mục tiêu năm nay đạt doanh thu 4.483 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 100 tỷ đồng, giảm 12% so với năm ngoái. 

Tương tự, DRC đặt kế hoạch đạt doanh thu 4.055 tỷ đồng, tăng 6%; lợi nhuận trước thuế 300 tỷ đồng, giảm 6,2%. SRC lên kế hoạch đạt doanh thu 2.200 tỷ đồng, lợi nhuận 80 tỷ đồng, tăng 8%.

Bình luận