Giá cao su hôm nay 17/2/2021: Đồng loạt giảm trên các sàn thế giới

(VOH) – Giá cao su ngày 17/2 tiếp tục giảm, nhu cầu phục hồi tại Mỹ. Xuất khẩu cao su sang Trung Quốc tăng mạnh.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 17/2/2021, lúc 12h00, kỳ hạn tháng 1/2021, ghi nhận ở mức 254,1 JPY/kg.

Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)

Giá cao su hôm nay 17/2/2021: Giảm đồng loạt trên các sàn thế giới 1

Giá cao su kỳ hạn tháng 5/2021 trên sàn Thượng Hải giảm 115 CNY, tương đương 0,78% xuống 14.680 CNY/tấn.

Giá cao su tăng do nhu cầu tại Hoa Kỳ hồi phục, khi các nhà đầu tư kỳ vọng vào gói kích thích kinh tế mới sẽ giúp nền kinh tế hồi phục. Thị trường cũng được hỗ trợ bởi nhu cầu mủ tự nhiên của các nhà máy tăng mạnh do nhu cầu sử dụng thiết bị y tế tăng cao trong đại dịch.

Theo đó, riêng năm 2020, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 1,36 triệu tấn, trị giá 1,83 tỷ USD, tăng 17,3% về lượng và tăng 18,1% về trị giá. 

Năm 2020, mặc dù bị ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhưng xuất khẩu cao su sang Trung Quốc vẫn tăng trưởng so với năm 2019, do nhu cầu cao su của Trung Quốc tăng nhanh sau khi các chính quyền địa phương kích thích sử dụng xe ô tô nhỏ, từ đó thúc đẩy các hãng sản xuất lốp xe tăng sản lượng gấp 3 lần. 

Trong khi sản lượng cao su ở Trung Quốc giảm do những trận bão lớn ở đảo Hải Nam và hạn hán ở Vân Nam làm ảnh hưởng tới cây cao su.

Theo các báo cáo, xu hướng tăng giá hiện nay chủ yếu được thúc đẩy bởi sự phục hồi của thị trường hàng hóa và chứng khoán trong nước cũng như thế giới, nhằm đáp ứng những tiến bộ trong quá trình tiêm chủng và sự lạc quan về kinh tế toàn cầu, The Hindu Business Line đưa tin.

Giá cao su hôm nay 17/2/2021: Giảm đồng loạt trên các sàn thế giới 2

Thái Lan thu về hơn 6,4 tỷ USD từ xuất khẩu cao su

Xuất khẩu cao su sang Trung Quốc chiếm 58,38% tổng lượng cao su xuất khẩu của Thái Lan trong năm 2020 với 2,68 triệu tấn, trị giá 109,51 tỷ Baht, tương đương với 3,65 tỷ USD, tăng 2,5% về lượng, nhưng giảm 0,1% về trị giá so với năm 2019. 

Về cơ cấu chủng loại xuất khẩu, trong năm 2020, Thái Lan xuất khẩu được 2,66 triệu tấn cao su tự nhiên (mã HS 4001), trị giá 108,91 tỷ Baht, tương đương 3,63 tỷ USD, giảm 15,4% về lượng và giảm 15,2% về trị giá so với năm 2019, chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc, Malaysia, Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc.

Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 36,73% tổng lượng cao su tự nhiên xuất khẩu của Thái Lan trong năm 2020 với 978.490 tấn, trị giá 39,61 tỷ Baht, tương đương 1,32 tỷ USD, giảm gần 20% về lượng và giảm 21% về trị giá so với năm 2019. 

Cơ cấu thị trường xuất khẩu cao su tự nhiên của Thái Lan trong năm 2020 có sự thay đổi khi tỷ trọng xuất khẩu sang các thị trường lớn là Malaysia và Hàn Quốc tăng, trong khi tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ lại giảm.

Trong năm 2020, xuất khẩu cao su tổng hợp (mã HS 4002) của Thái Lan đạt 1,78 triệu tấn, trị giá 75,55 tỷ Baht, tương đương 2,51 tỷ USD, tăng 18,8% về lượng và tăng gần 13% về trị giá so với năm 2019, chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc, Malaysia, Việt Nam, Nhật Bản và Mỹ. 

Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 91,03% tổng lượng cao su tổng hợp xuất khẩu của Thái Lan trong năm 2020, với 1,62 triệu tấn, trị giá 67,4 tỷ Baht, tương đương 2,51 tỷ USD, tăng gần 24% về lượng và tăng 18,7% về trị giá so với năm 2019. 

Cơ cấu thị trường xuất khẩu cao su tổng hợp của Thái Lan trong năm 2020 có sự thay đổi khi tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Malaysia, Mỹ và Việt Nam giảm, trong khi tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc lại tăng mạnh.

Giá cao su hôm nay 17/2/2021: Giảm đồng loạt trên các sàn thế giới 3
Ảnh minh họa - Internet 

Trung Quốc có thể giảm nhập khẩu cao su trong năm 2021

Tồn kho nội địa Trung Quốc còn lớn

Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản cho biết ước tính khối lượng xuất khẩu cao su tháng 1 đạt 200 nghìn tấn với giá trị đạt 321 triệu USD, gấp 2,2 lần về khối lượng và gấp 2,4 lần về giá trị so với cùng  kỳ năm 2020. 

Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong năm 2020, chiếm thị phần lần lượt là 76,8%, 3,7% và 2,1%. 

Trung Quốc cũng là nhà nhập khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam trong năm 2020. Tuy nhiên trong 2 tháng cuối năm 2020, quốc gia này đã giảm mạnh lượng nhập khẩu cao su so với những tháng trước đó, cho thấy một lượng lớn cao su nguyên liệu đã được tích lũy. 

Do đó, Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản dự báo trong năm 2021 nhiều khả năng Trung Quốc sẽ có xu hướng giảm nhập khẩu cao su do đã dự trữ lượng hàng nội địa khổng lồ.

Giá cao su đầu tháng 2 tăng trên thị trường quốc tế

Đầu tháng 2, giá cao su tại các sàn giao dịch chủ chốt tăng trở lại. Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka Exchange (OSE), ngày 5/2, giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 3/2021 giao dịch ở mức 246,4 Yên/kg (tương đương 2,33 USD/kg), tăng 0,7% so với cuối tháng 1 và tăng 49,3% so với cùng kỳ năm 2020.

Giá cao su tăng do nhu cầu tại Mỹ hồi phục khi các nhà đầu tư kỳ vọng vào gói kích thích kinh tế mới sẽ giúp nền kinh tế hồi phục; thị trường cũng được hỗ trợ bởi nhu cầu mủ tự nhiên của các nhà máy tăng mạnh do nhu cầu sử dụng thiết bị y tế tăng cao trong đại dịch.

Ở thị trường nội địa, mủ cao su nguyên liệu tháng 1 biến động giảm nhẹ cùng với xu thế trên thị trường thế giới.

Bình luận