Chờ...

Giá cao su hôm nay 17/7/2019: Giá tại Tokyo tăng phiên thứ 2 liên

(VOH)- Giá cao su thế giới hôm nay tăng do lo ngại nguồn cung tiếp tục được thắt chặt hơn. Thông tin dữ liệu kinh tế Trung Quốc chững lại cũng tác động đến giá cao su.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo(TOCOM), giá cao su ngày 17/7/2019, lúc 11h00, giờ Việt Nam, kỳ hạn tháng 12/2019  tăng 1,7 yen/kg lên mức 180,0yen/kg.

Giá cao su tại Tocom – Tokyo Commodity Exchange(auto update)

Month

Last Settlement Price

Open

High

Low

Current

Change

Volume

Jul 2019

230.5

230.0

232.5

229.8

230.4

-0.1

40

 

Aug 2019

231.2

231.0

233.3

226.6

231.6

+0.4

1,418

 

Sep 2019

216.9

217.9

219.6

216.6

219.5

+2.6

1,332

 

Oct 2019

197.1

197.1

200.8

196.8

199.0

+1.9

514

 

Nov 2019

182.8

182.9

187.1

181.7

185.0

+2.2

1,139

 

Dec 2019

178.3

178.3

180.6

176.8

180.0

+1.7

2,304

 

Total

 

6,747

 

Giá cao su kỳ hạn tại Thượng Hải kết thúc giao dịch đêm tăng 0,33% lên 10.545 CNY/tấn.

Đồng USD ở mức khoảng 108,28 JPY so với khoảng 108,22 JPY trong ngày thứ ba (16/7/2019).

Chỉ số Nikkei trung bình của Nhật Bản giảm 0,3% trong đầu phiên giao dịch.

Giá cao su TSR20 kỳ hạn tháng 1/20202  trên sàn TOCOM không thay đổi ở mức 153,1 JPY/kg.

Giá cao su kỳ hạn tháng 8/2019 trên sàn SICOM giảm 0,9% xuống 139,6 US cent/kg.

Vườn cao su đang thu hoạch

Ảnh minh họa: internet

Giá cao su đóng cửa tại châu Á ngày 16/7/2019

Thị trường

Chủng loại

ĐVT

Kỳ hạn

Giá đóng cửa

Thái Lan

RSS3

USD/kg

19-Aug

1,77

Thái Lan

STR20

USD/kg

19-Aug

1,48

Malaysia

SMR20

USD/kg

19-Aug

1,41

Indonesia

SIR20

USD/kg

19-Aug

 

Thái Lan

USS3

THB/kg

19-Aug

47,93

Thái Lan

Mủ 60%(drum)

USD/tấn

19-Aug

1.280

Thái Lan

Mủ 60% (bulk)

USD/tấn

19-Aug

1.180

Singapore

 

 

19-Aug

175

 

RSS3

 

19-Sep

167,8

 

 

 

19-Oct

161,2

 

 

 

19-Nov

158

 

 

US cent/kg

19-Aug

139,4

 

TSR20

 

19-Sep

138,6

 

 

 

19-Oct

138,3

 

 

 

19-Nov

138,6

Nguồn: VITIC/Reuters

Chính quyền bang Kerala, Ấn Độ lập công ty có vốn nhà nước để hỗ trợ giá cao su. Động thái này nhằm giúp khoảng 1 triệu người trồng cao su Ấn Độ tránh khỏi tác động của biến động giá trên thị trường cao su quốc tế. 

Bang đã thành lập Công ty Kerala Rubber Limited, trong đó chính phủ bang và các cơ quan chức trách sẽ nắm giữ 26% cổ phần. 

Giá mủ cao su trong nước tăng

Công ty được thành lập với mục tiêu tạo ra nhu cầu nội địa đối với mủ tờ và mủ nước nhằm giúp giữ giá cao su nội địa ở mức cao, ngay cả khi những nhà sản xuất lốp xe, vốn chiếm 65% nhu cầu tiêu dùng cao su nội địa Ấn Độ, đang chủ yếu sử dụng cao su nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất. Kerala chiếm gần 80% tổng sản lượng cao su tự nhiên của Ấn Độ. 

Ước tính khối lượng xuất khẩu cao su tháng 6 năm 2019 đạt 113 nghìn tấn với giá trị đạt 159 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị xuất khẩu cao su 6 tháng đầu năm 2019 ước đạt 604 nghìn tấn và 826 triệu USD, tăng 7% về khối lượng và tăng 0,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.

Giá cao su xuất khẩu bình quân 5 tháng đầu năm 2019 đạt 1.357 USD/tấn, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm 2018. Trung Quốc, Ấn Độ, và Hàn Quốc là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2018, chiếm thị phần lần lượt là 64,2%, 8% và 3,7%.

Triển vọng thương mại song phương giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn còn nhiều bất chắc. Nếu căng thẳng gia tăng, kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng chậm lại, làm giảm giá dầu đồng thời kéo giảm nhu cầu cao su.

Hiện tại, xuất khẩu cao su của Việt Nam chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi sự leo thang của cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung Quốc, giá cao su nguyên liệu và xuất khẩu vẫn duy trì đà phục hồi do nguồn cung tại các nước sản xuất lớn bị hạn chế.

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, khối lượng xuất khẩu cao su tháng 6 năm 2019 ước đạt 113 nghìn tấn với giá trị đạt 159 triệu USD. Với ước tính này, khối lượng và giá trị xuất khẩu cao su 6 tháng đầu năm 2019 ước đạt 604 nghìn tấn và 826 triệu USD, tăng 7% về khối lượng và tăng 0,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Giá cao su xuất khẩu bình quân 5 tháng đầu năm 2019 đạt 1.357 USD/tấn, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm 2018.

Trung Quốc, Ấn Độ, và Hàn Quốc là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2018, chiếm thị phần lần lượt là 64,2%, 8% và 3,7%.

Trên thị trường thế giới, giá cao su tại Sở Giao dịch hàng hóa kỳ hạn Tokyo (Tocom) diễn biến tăng, chạm mức cao 4 tháng vào trung tuần tháng 6. Giá cao su tăng do được hỗ trợ bởi giá cao su Thượng Hải tăng do lo ngại nguồn cung thắt chặt hơn. Tuy nhiên, căng thẳng thương mại Mỹ – Trung bất ổn đã hạn chế đà tăng giá.

Thị trường cao su nguyên liệu giảm nhẹ trong tháng qua, trái ngược với xu hướng của thị trường thế giới. Thủ phủ cao su Bình Phước bắt đầu cạo mủ trở lại, giá mủ nước giảm từ 290 đồng/độ xuống 285 đồng/độ. Giá mủ tại Đồng Nai không thay đổi ở mức 12.000 đồng/kg. Tính trong nửa đầu năm nay, giá cao su giảm tại Bình Phước và ổn định tại Đồng Nai. Xuất khẩu cao su của Việt Nam chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi sự leo thang của cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung Quốc, song giá cao su nguyên liệu và xuất khẩu vẫn duy trì đà phục hồi do nguồn cung tại các nước sản xuất lớn bị hạn chế.

Ở chiều ngược lại, khối lượng nhập khẩu cao su trong tháng 5/2019 ước đạt 53 nghìn tấn với giá trị đạt 99 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị cao su nhập khẩu 5 tháng đầu năm đạt 262 nghìn tấn với giá trị 461 triệu USD, tăng 7,5% về khối lượng và tăng 4,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.

Bốn thị trường nhập khẩu cao su chủ yếu trong 4 tháng đầu năm 2019 là Hàn Quốc, Nhật Bản, Lào và Campuchia, chiếm 54,9% thị phần. Trong 4 tháng đầu năm 2019, giá trị nhập khẩu cao su tăng mạnh nhất tại thị trường Mianma (+88%). Ngược lại, thị trường có giá trị nhập khẩu cao su giảm mạnh là thị trường Nga (-48,5%).

Giá cao su hôm nay 16/7/2019: Giá tại Tokyo tăng 1,6 yen/kg - Giá cao su thế giới hôm nay tăng do lo ngại nguồn cung tiếp tục được thắt chặt hơn. Thông tin dữ liệu kinh tế Trung Quốc chững lại cũng tác động đến giá cao su.
Giá tiêu hôm nay 17/7/2019: Đứng yên - Giá tiêu hôm nay 17/7/2019 tiếp tục đi ngang phiên thứ 4 liên tiếp tại hầu hết địa phương trồng tiêu trọng điểm Tây Nguyên và Miền Nam. Giá tiêu thế giới giảm.