Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 18/11/2020, lúc 11h30, kỳ hạn tháng 4/2021, tăng 16 JPY, ghi nhận ở mức 228,2 JPY/kg.
Giá kỳ hạn tháng 2/2021 đang giao dịch ở 225,3 JPY/kg, giảm 14,2 JYP so với phiên hôm 17/11.
Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)
Giá cao su kỳ hạn tháng 1/2021 trên sàn Thượng Hải giảm 345 CNY xuống mức 14.290 CNY/tấn.
Mức giảm hôm nay chấm dứt chuỗi ngày tăng giá 6 phiên liên tiếp trên sàn Osaka cũng như Thượng Hải.
Trong báo cáo kinh tế Nhật Bản mới nhất, số liệu GDP quý III của nước này tăng trưởng đầy ấn tượng. Thông tin sản xuất công nghiệp của Trung Quốc trong tháng 10 cũng tăng mạnh hơn dự đoán.
Capital Economics cho biết nhu cầu cao su nguyên liệu đang tăng mạnh tại Trung Quốc. Doanh số bán ô tô của Trung Quốc - thị trường ô tô và tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới tăng mạnh cũng hỗ trợ giá, lượng mua tăng 12,5% so với một năm trước trong tháng 10.
Hãng dược Moderna của Mỹ ngày 16/11 tuyên bố vắc-xin ngừa Covid-19 của họ đang trải qua thử nghiệm cho thấy hiệu quả lên tới 94,5%, dựa trên dữ liệu sơ bộ thu từ cuộc thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn của hãng này. Đây là thành tựu "thật sự nổi bật" theo đánh giá của bác sỹ Anthony Fauci, nhà dịch tễ học hàng đầu của Mỹ.
Theo Hiệp hội cao su Thái Lan, giá mủ cao su và các sản phẩm từ cao su tại nước này đầu tháng 11/2020 giảm mạnh sau khi một số nước châu Âu tuyên bố phong tỏa để ngăn chặn làn sóng lây nhiễm dịch Covid-19 lần thứ hai. Nguồn cung cao su từ nhà sản xuất hàng đầu Thái Lan cũng gặp nhiều khó khăn.
Đồng JPY tăng khiến tài sản giao dịch bằng đồng tiền này trở nên kém hấp dẫn hơn khi mua bằng các loại tiền tệ khác. Đồng USD ở mức khoảng 104,13 JPY so với 104,50 JPY trong phiên trước đó.
Cũng theo hướng giảm, chỉ số Nikkei trung bình của Nhật Bản mất gần 1% do thị trường chứng khoán phố Wall đóng cửa giảm khi lo ngại các trường hợp nhiễm virus corona gia tăng.
Giá cao su quay đầu giảm bất chấp nguồn cung vẫn thắt chặt
Giá cao su tại Osaka giảm sau cuộc thăm dò của các công ty sản xuất và dịch vụ tại Nhật Bản cho thấy kinh tế Nhật Bản vẫn trong tình trạng khó khăn những tháng tới
Tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), ngày 9/11 giá cao su RSS3 giao kì hạn tháng 11/2020 giao dịch ở mức 14.190 NDT/tấn (tương đương 2,15 USD/kg), giảm 10,6% so với cuối tháng 10/2020, nhưng tăng 16,7% so với cùng kì năm 2019.
Tại Thái Lan, ngày 6/11/2020, giá cao su RSS3 chào bán ở mức 61,8 Baht/kg (tương đương 2,03 USD/kg), giảm 21,6% so với cuối tháng 10/2020, nhưng tăng 41,8% so với cùng kì năm 2019.
Cũng theo Cục Xuất nhập khẩu giá cao su giảm dù nguồn cung thắt chặt và các nhà máy sản xuất sản phẩm từ cao su đang bổ sung dự trữ do dịch COVID-19 bùng phát trở lại tại nhiều quốc gia lớn như: Nga, Italy, Tây Ban Nha và Pháp...cùng với sự phục hồi của các ngành công nghiệp Trung Quốc trong quí IV/2020 chậm lại.
Theo Hiệp hội cao su Thái Lan, giá mủ cao su và các sản phẩm từ cao su tại nước này đầu tháng 11/2020 giảm mạnh sau khi một số nước châu Âu tuyên bố phong tỏa để ngăn chặn làn sóng lây nhiễm dịch COVID-19 thứ hai.
Dự báo giá cao su sẽ tiếp tục tăng trong 2 tháng cuối năm
Hiệp hội Các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC) dự báo xu hướng giá cao su sẽ tiếp tục tăng trong 2 tháng cuối năm 2020 do nhu cầu tăng.
Trong tháng 10/2020, giá cao su tại các sàn giao dịch chủ chốt tăng mạnh do ngành thế giới hồi phục sau đại dịch Covid-19. Hiệp hội Các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC) dự báo xu hướng giá cao su sẽ tiếp tục tăng trong 2 tháng cuối năm 2020 do nhu cầu tăng.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, trong tháng 10/2020, giá cao su tại các sàn giao dịch chủ chốt tăng mạnh. Giá cao su tăng mạnh là do ngành thế giới hồi phục sau đại dịch Covid-19. Tháng 9/2020 đánh dấu tháng đầu tiên ngành ô tô hồi phục gần như trên khắp toàn cầu, sau giai đoạn dài ảm đạm do dịch bệnh.
Tiêu thụ xe chở khách của Trung Quốc tháng 9/2020 tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2019 lên 1,91 triệu chiếc; tiêu thụ ô tô khách của Ấn Độ trong tháng 9/2020 cũng tăng 31,2% so với cùng kỳ năm 2019, là mức tăng nhiều nhất trong vòng 27 tháng qua. Tiêu thụ xe hơi ở các thị trường Mỹ, châu Âu… cũng bắt đầu hồi phục.
Một nguyên nhân nữa là do mưa lớn ảnh hưởng tới sản xuất cao su của những nước sản xuất chủ chốt, nhất là Thái Lan và Việt Nam.
Ngoài ra, Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 23/10/2020 thông báo sẽ áp dụng các biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm cao su nhập khẩu từ Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Liên minh châu Âu kể từ ngày 28/10/2020, cụ thể là cao su tổng hợp EPDM (ethylene propylene diene monomer (M-class)) – có thể khiến nhu cầu cao su thiên nhiên của nước này tăng lên.