Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 18/9/2020, lúc 11h00, kỳ hạn tháng 2/2021 giảm 1,3 JPY tương đương 0,7%, ghi nhận ở mức 184 JPY/kg.
Tính chung cả tuần, giá cao su tăng 4% sau 2 tuần giảm liên tiếp.
Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)
Giá cao su kỳ hạn tháng 1/2021 trên sàn Thượng Hải tăng 0,2% lên 12.450 CNY/tấn.
Số liệu việc làm của Mỹ từ Bộ Lao động của nền kinh tế lớn nhất thế giới nhấn mạnh tác động kinh tế của đại dịch, khi gần 30 triệu người hưởng trợ cấp thất nghiệp tính đến cuối tháng 8/2020.
Tại Nhật Bản, giá tiêu dùng lõi giảm mạnh nhất trong gần 4 năm trong tháng 8/2020, cho thấy những khó khăn mà nền kinh tế đang đối mặt.
Ông Yoshihide Suga - đồng minh lâu năm của cựu Thủ tướng Shinzo Abe, đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử lãnh đạo, trở thành Thủ tướng tiếp theo cuar Nhật Bản. Nhiệm vụ của vị Thủ tướng mới là cải cách hành chính, giải quyết đại dịch và đặt biệt là vực dậy nên kinh tế Nhật Bản. Thay đổi quan trọng này được dự đoán như một làn gió mới cho nền kinh tế Nhật, vốn đã trì trệ từ trước đại dịch COVID-19.
Xuất khẩu cao su sang Trung Quốc giảm nhưng tỉ trọng vẫn tăng
Việt Nam là một trong những thị trường xuất khẩu cao su sang Trung Quốc giảm nhẹ nhất trong 7 tháng đầu năm. Riêng trong tháng 7/2020, giá trị xuất khẩu cao su của Việt Nam sang quốc gia láng giềng này tăng đến 35,3% so với cùng kì năm ngoái.
Về các chủng loại nhập khẩu, trong 7 tháng đầu năm nay, Trung Quốc nhập khẩu cao su tự nhiên (mã HS 4001) đạt 1,32 tỉ USD, giảm 29,8% so với cùng kì năm 2019, chủ yếu từ các thị trường như: Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Bờ Biển Ngà và Việt Nam.
Trong đó, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su tự nhiên lớn thứ 5 cho Trung Quốc với 75,44 triệu USD, giảm 58,5% so với cùng kì năm 2019. Thị phần cao su tự nhiên của Việt Nam chiếm 5,7% trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc, giảm mạnh so với mức 9,6% của 7 tháng đầu năm 2019.
Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Myanmar và Indonesia là 5 thị trường cung cấp hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp cho Trung Quốc.
Thị phần hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp của Việt Nam chiếm 22,7% trong tổng trị giá nhập khẩu hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp của Trung Quốc, giảm so với mức 23,9% của 7 tháng đầu năm 2019.
Giá cao su thiên nhiên Thái Lan sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới
Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan (Bộ Công Thương) cho biết với việc giá cao su nguyên liệu và xuất khẩu găng tay cao su của nước này tăng mạnh từ đầu năm đến nay do đại dịch COVID-19 khiến nhu cầu sản phẩm y tế từ cao su tăng vọt, Hiệp hội cao su Thái Lan lạc quan về giá cao su thiên nhiên sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, sau khi đã giảm mạnh từ năm 2017 do dư thừa nguồn cung trên toàn cầu.
7 tháng đầu năm nay, xuất khẩu găng tay cao su của nước này tăng tới 38,5% so với cùng kì năm trước, đạt kim ngạch 959 triệu USD, trong khi kim ngạch xuất khẩu găng tay cao su cả năm 2019 đạt 1,2 tỉ USD. Dự kiến cả năm 2020, sản xuất cao su của Thái Lan tăng 30% so với 2019.
Hiện Thái Lan đứng thứ 4 thế giới về xuất khẩu sản phẩm từ cao su và cao su nguyên liệu, sau Trung Quốc, Đức và Mỹ với kim ngạch năm 2019 đạt 11,2 tỉUSD.
Các thị trường tiêu thụ chính của Thái Lan gồm Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, ASEAN và Australia, trong đó xuất khẩu lốp cao su chiếm 51%, cao su tổng hợp chiếm 19% và găng tay cao su là 11%.
Xem thêm: