Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 19/10/2021, lúc 10h00, kỳ hạn tháng 2/2022, tăng mạnh lên mức 225,1 JPY/kg, tăng 5,4 yên, tương đương 2,46%.
Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)
Giá cao su kỳ hạn tháng 11/2021 trên sàn Thượng Hải giảm mạnh 100 CNY, xuống mức 13.515 CNY/tấn, tương đương 0,73%.
Giá cao su Nhật Bản tăng mạnh, tính chung cả tuần tăng tuần thứ 3 tăng liên tiếp bởi đồng JPY suy yếu so với USD trong khi thị trường chứng khoán Tokyo mạnh lên cũng thúc đẩy nhu cầu tài sản rủi ro.
Hiện tâm lý lo ngại giá năng lượng tăng cao có thể dẫn tới hoạt động sản xuất chậm lại trên thế giới và sự phục hồi kinh tế toàn cầu có thể chệch quỹ đạo.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc chỉ tăng 4,9% trong quý III/2021, thấp hơn so với mức 7,9% trong quý trước đó và thấp hơn mức 5% như dự báo.
Việc này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xây dựng và khủng hoảng tài chính của Tập đoàn China Evergrande khiến các nhà đầu tư lo lắng về việc lạm phát khiến nền kinh tế đình vốn.
Giá cao su đầu tháng 10 tăng trở lại nhờ yếu tố trợ giá từ Nhật Bản
Theo Cục Xuất nhập khẩu, giá cao su tăng khi Bộ trưởng Tài chính và Kinh tế mới của Nhật Bản tuyên bố sẽ có những hành động, chính sách táo bạo để hồi sinh nền kinh tế vốn bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết tuần đầu tháng 10/2021, giá cao su châu Á tăng trở lại do kỳ vọng Chính phủ mới của Nhật Bản sẽ nhanh chóng thúc đẩy sự hồi phục kinh tế.
Cụ thể, tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka Exchange (OSE), giá cao su có xu hướng tăng mạnh.
Giá cao su tại Nhật Bản tăng lên mức cao nhất 6 tuần do kỳ vọng các biện pháp kích thích bởi Chính phủ mới sẽ thúc đẩy nền kinh tế phục hồi mạnh, trong khi đồng JPY giảm so với đồng USD cũng hỗ trợ giá.
Tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), thị trường nghỉ lễ Quốc khánh Trung Quốc từ ngày 1-7/10.
Tại Thái Lan giá cao su tăng nhẹ trở lại. Ngày 8/10, giá cao su RSS 3 chào bán ở mức 55,9 Baht/kg (tương đương 1,65 USD/kg), tăng 0,5% so với cuối tháng 9, nhưng vẫn giảm hơn 5% so với cùng kỳ năm 2020.
Theo Cục Xuất nhập khẩu giá cao su tăng khi Bộ trưởng Tài chính và Kinh tế mới của Nhật Bản tuyên bố sẽ có những hành động, chính sách táo bạo để hồi sinh nền kinh tế vốn bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.
Đây được xem là yếu tố hỗ trợ giá cao su trong thời gian sắp tới.
Tuy nhiên, đà tăng vẫn bị hạn chế do lo ngại nhu cầu suy yếu tại Trung Quốc. Trung Quốc đang đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng khá trầm trọng.
Dự báo giá mủ cao su trên thế giới trong ngắn hạn sẽ có những dao động với biên độ thấp, giá chủ yếu vẫn giữ ở mức như hiện tại, ít có khả năng tăng giảm đột biến.
Trong dài hạn, các yếu tố về dịch bệnh, chuỗi cung ứng và khả năng phục hồi của nền kinh tế thế giới sẽ quyết định xu hướng giá cao su.
Tại Việt Nam, đầu tháng 10/2021, giá mủ cao su nguyên liệu trên cả nước không có nhiều biến động.