Giá cao su hôm nay 19/7: Đầu tuần giảm, xuất khẩu cao su sang Ấn Độ tăng 103%

(VOH) – Giá cao su ngày 19/7 giảm đồng loạt tại sàn Osaka và Thượng Hải, mặc dù giá trên sàn châu Á vẫn diễn biến theo xu hướng tăng so với tuần trước.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 19/7/2021, lúc 11h00, kỳ hạn tháng 11/2021, giảm mạnh xuống 1,6 JPY, tương đương 0,74% xuống mức 213,4 JPY/kg.

Giá cao su hôm nay 19/7/2021: Đầu tuần giảm, xuất khẩu cao su sang Ấn Độ tăng 103% 1

Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)

Giá cao su kỳ hạn tháng 11/2021 trên sàn Thượng Hải giảm nhẹ 25 CNY, tương đương 0,18%, xuống mức 13.530 CNY/tấn.

Giá cao su hôm nay 19/7/2021: Đầu tuần giảm, xuất khẩu cao su sang Ấn Độ tăng 103% 2

Bất chấp dịch COVID-19 bùng phát mạnh tại nhiều quốc gia trên thế giới, cao su vẫn là một trong những mặt hàng đi ngược xu hướng khi tăng mạnh cả lượng và giá trị xuất khẩu trong những tháng đầu năm. 

Giá cao su tại Nhật Bản giảm mạnh vào đầu tuần sau khi có xu hướng phục hồi vào cuối tuần trước. Do lo ngại sự gia tăng đột biến của biến thể Delta trên toàn thế giới và nhập khẩu cao su tại nước mua hàng đầu thế giới – Trung Quốc – suy giảm, gây áp lực thị trường.

Trong 5 tháng đầu năm 2021, Trung Quốc nhập khẩu hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (mã HS 400280) đạt 2 triệu USD, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2020. 

Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Myanmar và Indonesia là 5 thị trường cung cấp hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp lớn nhất cho Trung Quốc.

Trong đó, Việt Nam là thị trường cung cấp hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp lớn thứ hai cho Trung Quốc, đạt 677,28 triệu USD, tăng 74,6% so với cùng kỳ năm 2020.

Xu hướng giảm giá của các sàn cao su châu Á thời gian qua chủ yếu là do đại dịch COVID-19 tái bùng phát trên toàn cầu, đặc biệt là biến thể Delta và tỷ lệ tiêm chủng chưa đạt kỳ vọng.

Giá trị xuất khẩu cao su sang Ấn Độ tăng gần 103% trong 5 tháng đầu năm

5 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Ấn Độ đạt 27.500 tấn, trị giá 50,24 triệu USD, tăng 66,7% về lượng và tăng 102,8% về trị giá; giá xuất khẩu bình quân đạt 1.827 USD/tấn, tăng 21,7% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong đó, chủng loại SVR 10 được xuất khẩu nhiều nhất sang Ấn Độ, chiếm 42,6% tổng lượng cao su xuất khẩu sang Ấn Độ trong 5 tháng đầu năm 2021, với 11.720 tấn, trị giá 19,7 triệu USD, tăng 143,7% về lượng và tăng 190,8% về trị giá, giá xuất khẩu bình quân đạt 1.681 USD/tấn, tăng 19,3% so với cùng kỳ năm 2020. 

Nhìn chung, trong 5 tháng đầu năm 2021, phần lớn các chủng loại cao su xuất khẩu sang Ấn Độ đều đạt được sự tăng trưởng mạnh cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2020, trong đó đáng chú ý như: SVR 20 tăng tới 3.900% về lượng và tăng 4.393% về trị giá… 

Giá xuất khẩu bình quân các chủng loại cao su sang Ấn Độ trong 5 tháng đầu năm 2021 hầu hết đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020, trong đó tăng mạnh nhất là SVR CV60 tăng 33,6%, SVR 3L tăng 28,8%... 

Ngoài việc đóng cửa nhà máy do đại dịch và tình trạng thiếu chip, ngành công nghiệp sản xuất ô tô toàn cầu đang tiếp tục phải đối mặt với tình trạng thiếu nguồn cung cao su. 

Mặt khác, nguồn cung cao su toàn cầu bị ảnh hưởng do tình trạng thiếu container vận chuyển, cùng với việc Trung Quốc tăng cường dự trữ và dịch COVID-19 diễn biến phức tạp cũng ảnh hưởng đến sản lượng cao su cung cấp ra thị trường. 

Các chuyên gia dự báo, trong giai đoạn trung hạn từ năm 2021-2024, giá cao su thế giới có thể sẽ bước vào chu kỳ tăng giá mới do nguồn cung cao su đang giảm dần. Xuất khẩu cao su của Việt Nam có thể được hưởng lợi về giá. 

Tuy nhiên, ngành sản xuất, chế biến cao su cần đẩy mạnh chế biến, giảm dần xuất khẩu thô để cao su Việt Nam đạt giá trị cao hơn trên thị trường quốc tế.

Giá cao su hôm nay 19/7/2021: Đầu tuần giảm, xuất khẩu cao su sang Ấn Độ tăng 103% 3
Ảnh minh họa - Internet 

Gián đoạn chuỗi cung ứng đã đẩy ngành cao su vào thế khó

Cao su là nguyên liệu thô quan trọng cần thiết cho lốp xe ô tô, thiết bị bảo vệ cá nhân như khẩu trang và găng tay cùng nhiều sản phẩm thiết yếu hàng ngày khác. Hiện tại, sự gián đoạn chuỗi cung ứng đã đẩy ngành cao su vào thế khó.

Theo nhận định của Giáo sư Katrina Cornish của Đại học bang Ohio, chúng ta có thể đang ở trên đỉnh của ngày tận thế cao su.

Các nhà sản xuất cao su đang phải đối mặt với biến đổi khí hậu, đại dịch Covid-19 và sự thiếu hụt container vận chuyển.

Nền kinh tế toàn cầu vẫn phụ thuộc vào châu Á với 90% nguồn cung cao su tự nhiên. Đơn cử như Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới - riêng trong tháng 3/2021 đã nhập khẩu cao su thiên nhiên với trị giá 140 triệu USD.

Theo Stefano Savi, Giám đốc Nền tảng Toàn cầu về Cao su Tự nhiên Bền vững, dân số toàn cầu chắc chắn sẽ tăng lên, khiến nhu cầu cao su sẽ tăng nhanh trong những năm tới và lốp xe sẽ ngày càng được sử dụng nhiều hơn.