Giá cao su hôm nay 2/11/2021: Tiếp đà giảm mạnh

(VOH) - Giá cao su ngày 2/11 giảm mạnh tại thị trường châu Á. Sản lượng và tiêu thụ cao su tự nhiên toàn cầu trong năm 2021 dự báo tăng.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 2/11/2021, lúc 10h00, kỳ hạn tháng 3/2022, giảm mạnh xuống mức 223,2 JPY/kg, giảm mạnh 4,3 yên, tương đương 1,89%. 

Giá cao su hôm nay 2/11/2021: Tiếp đà giảm mạnh 1

Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)

Giá cao su kỳ hạn tháng 11/2021 trên sàn Thượng Hải giảm mạnh 430 CNY, xuống mức 13.120 CNY/tấn, tương đương 3,17%. 

Giá cao su hôm nay 2/11/2021: Tiếp đà giảm mạnh 2

Giá cao su tại Nhật Bản giảm mạnh do các nhà đầu tư vẫn lo ngại giá năng lượng tăng cao có thể dẫn tới hoạt động sản xuất chậm lại và sự phục hồi kinh tế toàn cầu có thể gặp khó khăn.

Tại Thái Lan, sau khi tăng lên mức cao nhất 2 tháng vào ngày 12/10 là 59 baht/kg, giá cao su đã quay đầu giảm trở lại nhưng vẫn cao hơn so với 10 ngày trước đó.

Sản lượng cao su đồng loạt giảm do ảnh hưởng của dịch COVID-19, việc thu hoạch, cạo mủ cao su gặp nhiều khó khăn. 

Tính chung quý III, sản lượng cao su thiên nhiên toàn cầu giảm 4,1% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 3,6 triệu tấn. ANRPC cho rằng sự sụt giảm sản lượng này là do hạn chế di chuyển ở một số quốc gia sản xuất trong tháng 7 và tháng 8. 

Đồng JPY tăng mạnh lên khiến các tài sản định giá bằng đồng tiền này kém hấp dẫn hơn cho người mua bằng các đồng tiền khác.

Giá cao su hôm nay 2/11/2021: Tiếp đà giảm mạnh 3
Ảnh minh họa - Internet 

Tình trạng thiếu chip bán dẫn trong ngành sản xuất ôtô toàn cầu 

Cao su hiện được sử dụng chủ yếu trong ngành sản xuất săm lốp ô tô, tuy nhiên sản xuất ô tô toàn cầu lại đang gặp nhiều khó khăn do tình trạng thiếu chip bán dẫn.

Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc (CAAM), doanh số bán ra tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới đạt 2,07 triệu xe trong tháng 9, giảm 19,6% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Đánh dấu tháng sụt giảm thứ 5 liên tiếp do tình trạng thiếu chip bán dẫn kéo dài và cuộc khủng hoảng nguồn cung điện trong nước làm gián đoạn sản xuất.

Đồng thời, doanh số bán ô tô tháng 9 tại châu Âu, Mỹ và Nhật Bản được công bố cũng cho thấy sự sụt giảm khá lớn.

Còn tại Nhật Bản, theo báo cáo sơ bộ của Bộ Tài chính nước này, xuất khẩu ô tô của Nhật Bản trong tháng 9 đã giảm 40,3% so với cùng kỳ năm 2020.

Tại châu Âu, doanh số ô tô tại khu vực trong tháng 9 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1995 do tình trạng thiếu hụt nguồn cung linh kiện bán dẫn trên toàn cầu.

Bên cạnh tình trạng đình trệ sản xuất do thiếu hụt nguồn cung chất bán dẫn toàn cầu còn có những yếu tố mới đáng lo ngại khác, chẳng hạn như cuộc khủng hoảng năng lượng tại Trung Quốc và Vương quốc Anh.

Bình luận