Giá cao su hôm nay 20/1/2021: Đồng loạt giảm trên các sàn châu Á

(VOH) - Giá cao su ngày 20/1 giảm trở lại trên cả hai sàn giao dịch châu Á dịch COVID-19 đang lây lan nhanh.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 20/1/2021, lúc 13h00, kỳ hạn tháng 6/2021, giảm 4,7 JPY, ghi nhận ở mức 237,6 JPY/kg. 

Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)

Giá cao su kỳ hạn tháng 5/2021 trên sàn Thượng Hải giảm 105% xuống 14.640 CNY/tấn.

Giá cao su hôm nay 20/1/2021: Đồng loạt giảm trên các sàn châu Á ảnh 1

Giá cao su thế giới hôm nay giảm trở lại trên cả hai sàn giao dịch châu Á dịch COVID-19 đang lây lan nhanh. 

Bộ Y tế Nhật Bản hôm 19/1 cho biết các bác sĩ đã phát hiện một biến thể lây lan nhanh của virus Corona ở ba người chưa từng đến nước Anh - nơi chủng virus này lần đầu tiên được xác định. Ba người trên có những triệu chứng từ đầu tháng 1/2021, vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy biến thể này đang lây lan ở Shizuoka, nơi họ sinh sống.

Nguồn cung cao su Đông Nam Á vẫn đang trì trệ do thời tiết xấu đang ảnh hưởng đến sản lượng. Trong khi đó hoạt động xuất nhập khẩu đang gặp khó khăn do dịch bệnh.

Tâm lý các nhà đầu tư Thượng Hải bị chi phối ít nhiều từ tình hình dịch bệnh trong nước và hoạt động vận tải.

Các nhà đầu tư cũng kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ từ thị trường châu Âu và Mỹ sẽ được cải thiện. Trong khi đó, nguồn cung cao su tại Thái Lan bị hạn chế do thời tiết xấu làm giảm sản lượng mủ thu hoạch được.

Hiệp hội Các nhà sản xuất Găng tay cao su Malaysia dự kiến, nhu cầu về găng tay vẫn ở mức tích cực sau đại dịch COVID-19, Malay Mail đưa tin.

Nguyên nhân chính là do đại dịch đã nâng cao nhận thức về vệ sinh cá nhân khiến việc sử dụng găng tay ngày càng thông dụng hơn.

Giá cao su hôm nay 20/1/2021: Đồng loạt giảm trên các sàn châu Á ảnh 2

Trung Quốc chi hơn 1,5 tỷ USD nhập khẩu cao su Việt Nam

Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Hàn Quốc là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su cho Trung Quốc. 

Trong đó, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 2 cho Trung Quốc với 1,51 tỷ USD, tăng gần 15% so với cùng kỳ năm 2019. Thị phần cao su Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc trong 11 tháng năm 2020 chiếm 15,52%, tăng so với mức 14,11% của 11 tháng năm 2019.

Về cơ cấu mặt hàng, trong 11 tháng năm 2020, Trung Quốc nhập khẩu cao su tự nhiên (mã HS: 4001) đạt 2,63 tỷ USD, giảm 13,5% so với cùng kỳ năm 2019. 

Trung Quốc nhập khẩu cao su tự nhiên chủ yếu từ các thị trường như: Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Việt Nam và Bờ Biển Ngà. 

Trong 11 tháng năm 2020, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su tự nhiên lớn thứ 4 cho Trung Quốc với 204,51 triệu USD, giảm 32,2% so với cùng kỳ năm 2019. Thị phần cao su tự nhiên của Việt Nam chiếm 7,77% trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc, giảm so với mức 9,91% của 11 tháng năm 2019.

Việt Nam là thị trường cung cấp hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp lớn thứ 2 cho Trung Quốc trong 11 tháng năm 2020 với 1,3 tỷ USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2019. 

Thị phần hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp của Việt Nam chiếm 29,98% trong tổng trị giá nhập khẩu hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp của Trung Quốc, giảm so với mức 31,18% của 11 tháng năm 2019. 

Giá cao su hôm nay 20/1/2021: Đồng loạt giảm trên các sàn châu Á ảnh 3
Ảnh minh họa - Internet 

Doanh nghiệp Hàn Quốc mở rộng nhà máy sản xuất sợi lốp xe tại Việt Nam

Kolon Industries, một công ty sản xuất vật liệu công nghiệp của Hàn Quốc, ngày 12/1 cho biết công ty này sẽ mở rộng nhà máy sản xuất sợi lốp xe tại Việt Nam để tăng cường xuất khẩu sản phẩm.

Theo đó, Kolon Industries sẽ đầu tư 68 tỷ won (62 triệu USD) vào Công ty TNHH Kolon Industries Bình Dương để giúp công ty con ở Việt Nam mở rộng nhà máy vào tháng Chín năm sau.

Sợi lốp được sử dụng như vật liệu gia cố lốp xe, giữ hình dạng và tăng cường độ bền cho lốp.

Kolon Industries đã đầu tư 140 tỷ won để xây dựng nhà máy sản xuất sợi lốp 16.800 tấn/năm tại Việt Nam vào năm 2018. Việc đầu tư thêm theo kế hoạch trên sẽ nâng công suất nhà máy này lên 36.000 tấn/năm.

Công ty mẹ hiện có 3 nhà máy sợi lốp - ở Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam - với tổng công suất đạt 103.200 tấn.