Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 20/9/2021, lúc 10h00, kỳ hạn tháng 2/2022, tăng lên mức 1,3 JPY, tương đương 0,65% lên mức 201,3 JPY/kg.
Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)
Giá cao su kỳ hạn tháng 3/2022 trên sàn Thượng Hải quay đầu giảm nhẹ 80 CNY xuống 13.825 CNY, tương đương 0,58%.
Giá cao su tại Nhật Bản tăng, do kỳ vọng gói kích thích mới từ Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản và sự hỗ trợ từ Ngân hàng trung ương, song mối lo ngại nhu cầu tại nước mua hàng đầu – Trung Quốc – chậm lại đã hạn chế đà tăng.
Phiên 19/9, giá cao su kỳ hạn tháng 2/2022 trên sàn Osaka tăng 1,6 JPY lên 204 JPY (1,9 USD)/kg. Tính chung cả tuần, giá cao su tăng 0,9%. Trong khi đó, giá cao su kỳ hạn tháng 10/2021 trên sàn SICOM giảm 0,5% xuống 163,8 US cent/kg.
Tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá cao su tại các sàn giao dịch châu Á.
Nhu cầu cao su của Ấn Độ dự báo hồi phục mạnh trong năm 2021 khiến nước này phải nhập khẩu nhiều cao su hơn vì sản lượng trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu.
Giá xuất khẩu bình quân các chủng loại cao su sang Ấn Độ trong 7 tháng năm 2021 hầu hết đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020, trong đó tăng mạnh nhất là RSS1 tăng 49%, Latex tăng 39,4%, SVR CV50 tăng 33,3%.
Xuất khẩu cao su sang Ấn Độ tăng 119%, giá cao su xuất khẩu cũng tăng
Bên cạnh thị trường chính Trung Quốc, xuất khẩu cao su sang Ấn Độ cũng tăng mạnh.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, 7 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Ấn Độ đạt 47.360 tấn, trị giá 85,5 triệu USD, tăng 70,6% về lượng và tăng 119,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Giá cao su xuất khẩu bình quân đạt 1.805 USD/tấn, tăng 28,6% so với cùng kỳ năm 2020.
Nhìn chung, trong 7 tháng đầu năm 2021, phần lớn các chủng loại cao su xuất khẩu sang Ấn Độ đều đạt được sự tăng trưởng mạnh cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2020, trong đó đáng chú ý như: SVR 20 tăng tới 1.298,1% về lượng và tăng 1.618,8% về trị giá…
Sau khi chứng kiến sự sụt giảm trong 6 năm, nhu cầu lốp xe ở Ấn Độ năm 2021 tăng, trong khi nguồn cung và sản xuất cao su trong nước bị ảnh hưởng do những biện pháp hạn chế chống dịch Covid-19 ở bang Kerala - nơi sản xuất cao su lớn nhất của Ấn Độ có thể sẽ dẫn tới nhập khẩu cao su vào nước này năm 2021 tăng mạnh.
Các chuyên gia trong ngành đang hy vọng nhu cầu lốp xe ở Ấn Độ sẽ cải thiện đáng kể trong những tháng tới.
Giá xuất khẩu bình quân các chủng loại cao su của Việt Nam sang Ấn Độ trong 7 tháng đầu năm 2021 hầu hết đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020, trong đó tăng mạnh nhất là RSS1 tăng 49%, Latex tăng 39,4%, SVR CV50 tăng 33,3%...
Theo Cục Xuất nhập khẩu, năm 2021, nhu cầu cao su của Ấn Độ dự báo tăng mạnh khiến nước này phải nhập khẩu nhiều cao su hơn vì sản lượng trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 7 cho Ấn Độ với 41.310 tấn, trị giá 78,64 triệu USD, tăng 52,5% về lượng và tăng 92,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Việt Nam hiện là thị trường lớn thứ 2 cung cấp cao su tự nhiên cho Ấn Độ với 40.460 tấn, trị giá 76,8 triệu USD, tăng 50,5% về lượng và tăng 89,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.