Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 22/2/2021, lúc 13h00, kỳ hạn tháng 8/2021, ghi nhận ở mức 273,7 JPY (2,6 USD)/tấn. Đầu phiên giao dịch, giá kỳ hạn này tăng lên 275,6 JPY, mức cao nhất kể từ ngày 30/10.
Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)
Giá cao su kỳ hạn tháng 5/2021 trên sàn Thượng Hải tăng 560 CNY, tương đương 36% lên 15.985 CNY (2.476 USD)/tấn.
Giá cao su sàn Osaka nối tiếp đà tăng cuối tuần trước với mức chênh lệch khá cao nhờ những dấu hiệu hồi phục của nền kinh tế
Giá tiêu dùng của Nhật Bản tính đến tháng 1/2021 đã giảm tháng thứ 6 liên tiếp, nhưng tốc độ giảm đã chậm lại, khiến các nhà hoạch định chính sách bớt lo lắng về áp lực giảm phát mà nền kinh tế nước này phải đối mặt từ đại dịch COVID-19.
Thị trường cao su được hỗ trợ bởi hy vọng giảm bớt căng thẳng Mỹ - Trung khi Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị kêu gọi chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden hợp tác với Bắc Kinh nhằm mở lại đối thoại giữa hai nước, khôi phục mối quan hệ song phương bị tổn hại dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump.
Giá cao su kỳ hạn tháng 3/2021 trên sàn SICOM Singapore tăng 2,2% lên mức 174,4 US cent/kg.
Thị trường tài chính Nhật Bản sẽ đóng cửa nghỉ lễ vào ngày mai 23/2/2021.
Malaysia cung cấp khoảng 65% tổng lượng găng tay cao su của thế giới, khiến các công ty găng tay cao su Malaysia có lợi thế dẫn đầu thị trường hơn các quốc gia khác.
Theo nhóm nghiên cứu của MIDF Amanah Investment Bank Bhd, những thách thức về sản xuất là một trong những lý do chính khiến ngành cao su dự đoán cầu sẽ vượt cung trong tương lai gần.
Ở các nước phát triển, nhu cầu cao su được thúc đẩy bởi quy trình y tế nghiêm ngặt hơn và khả năng tiêu thụ cao hơn trong hầu hết các lĩnh vực.
Sản xuất cao su tại Mỹ và Trung Quốc đã được hồi phục. Nhu cầu mủ cao su tự nhiên của các nhà máy tăng mạnh do sản xuất thiết bị y tế tăng cao trong đại dịch.
Giá trị xuất khẩu cao su tăng hơn 140% trong tháng 1
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) ước tính, xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 1/2021 đạt 200.000 tấn, trị giá 321 triệu USD, giảm 11,6% về lượng và giảm 11% về trị giá so với tháng 12/2020.
Đáng chú ý, so với tháng 1/2020 tăng 119,7% về lượng và tăng gần 142% về trị giá, giá xuất khẩu bình quân tăng 0,7% so với tháng 12/2020 và tăng hơn 10% so với tháng 1/2020 lên mức 1.605 USD/tấn.
Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 99,12% tổng lượng hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp xuất khẩu của cả nước, với 1,13 triệu tấn, trị giá 1,55 tỷ USD, tăng 23,7% về lượng và tăng 24,7% về trị giá so với năm 2019.
Trong năm 2020, phần lớn xuất khẩu các chủng loại cao su đều sụt giảm so với năm 2019, trừ một số mặt hàng đạt được sự tăng trưởng như: cao su dạng Crếp, Latex, cao su tái sinh, SVR CV40, Skim block.
Về giá xuất khẩu, năm 2020, giá xuất khẩu bình quân phần lớn các chủng loại cao su đều có xu hướng tăng so với năm 2019, trừ một số chủng loại có giá xuất khẩu trung bình giảm như: SVR 10, SVR 20, cao su tổng hợp, cao su dạng Crếp.
Cục Xuất nhập khẩu cho rằng thời gian tới, xuất khẩu cao su sẽ khó tăng mạnh do dịch COVID-19 bùng phát mạnh trở lại, các cảng biển hoạt động khó khăn khi tình trạng thiếu container khá trầm trọng. Trong khi, nhu cầu cao su Trung Quốc đứng trước nguy cơ sụt giảm do dịch COVID-19.
Thái Lan thu về hơn 6,4 tỷ USD từ xuất khẩu cao su
Xuất khẩu cao su sang Trung Quốc chiếm 58,38% tổng lượng cao su xuất khẩu của Thái Lan trong năm 2020 với 2,68 triệu tấn, trị giá 109,51 tỷ Baht, tương đương với 3,65 tỷ USD, tăng 2,5% về lượng, nhưng giảm 0,1% về trị giá so với năm 2019.
Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 36,73% tổng lượng cao su tự nhiên xuất khẩu của Thái Lan trong năm 2020 với 978.490 tấn, trị giá 39,61 tỷ Baht, tương đương 1,32 tỷ USD, giảm gần 20% về lượng và giảm 21% về trị giá so với năm 2019.
Cơ cấu thị trường xuất khẩu cao su tự nhiên của Thái Lan trong năm 2020 có sự thay đổi khi tỷ trọng xuất khẩu sang các thị trường lớn là Malaysia và Hàn Quốc tăng, trong khi tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ lại giảm.
Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 91,03% tổng lượng cao su tổng hợp xuất khẩu của Thái Lan trong năm 2020, với 1,62 triệu tấn, trị giá 67,4 tỷ Baht, tương đương 2,51 tỷ USD, tăng gần 24% về lượng và tăng 18,7% về trị giá so với năm 2019.
Cơ cấu thị trường xuất khẩu cao su tổng hợp của Thái Lan trong năm 2020 có sự thay đổi khi tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Malaysia, Mỹ và Việt Nam giảm, trong khi tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc lại tăng mạnh.